Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi.
Sông Hồng – Hà Nội
Nước sông Hồng đỏ rực như pha son về mùa lũ, khi phớt hồng như hoa đào về mùa thu, khi pha chút hồng nhẹ như má người con gái vào đầu xuân. Màu nước sông Hồng đặc biệt, không giống bất kì một dòng sông nào.
Ban đêm, từ phía bắc sông Hồng nhìn về Hà Nội, ánh điện lung linh. Những ngọn đèn áp từ cảng Vĩnh Tuy đến cầu Thăng Long như những vì sao xanh. Những ngọn đèn từ cửa sổ nhà cao tầng, ngọn cao, ngọn thấp nhấp nhô như con rồng vàng uốn khúc bay lên. Sao trời và đèn thành phố chen nhau soi bóng như những bông hoa nhài bập bềnh trên sông, vầng trăng là bông hồng vàng đang mở cánh. Dòng sông như đang sóng sánh, ánh trăng sao luôn biến đổi khi tỏ khi mờ.
Thỉnh thoảng trên mặt lại xuất hiện một vài cánh buồm ngược xuôi theo dòng nước lấp lóa trăng sao và ánh điện. Những vì sao và ánh đèn rẽ ra cho thuyền đi, rồi lại lấp lánh cuộn lên sau bánh lái. Mấy con thuyền chài, ngọn đèn dầu le lói trong khoang, nằm im lìm, trầm ngâm trên cồn cát giữa sông.
Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đánh dấu một giai đoạn phát triển mới cuả thủ đô ngàn năm văn hiến. Bức tranh sông Hồng, Hà Nội tương lai chắc chắn sẽ càng thêm rực rỡ đẹp tươi.
(Theo Hà Nội mới )
a/ Màu nước sông Hồng như thế nào ?
b/ Cảnh sông Hồng đêm được miêu tả bằng nhiều sự vật. Em hãy ghi lại vẻ đẹp của mỗi sự vật đó:
- Những ngọn đèn cao áp ...........
- Những ngọn đèn màu ..............
- Vầng trăng ..............................
- Thuyền chài ............................
c/ Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả cảnh sông Hồng?
d/ Theo em, trong tương lai Hà Nội sẽ như thế nào?
Phương pháp giải:
a. Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.
b. Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai và ba.
c. Em đọc kĩ lại đoạn văn thứ 2 và 3 để phát hiện biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng?
d. Em đọc kĩ đoạn văn cuối cùng của bài đọc.
Lời giải chi tiết:
a. Màu nước sông Hồng khi đỏ rực như son về lũ, khi phớt hồng như hoa đào về mùa thu, khi pha chút hồng nhẹ như má người con gái vào đầu xuân. Màu nước sông Hồng đặc biệt, không giống bất kì một dòng sông nào.
b.
- Những ngọn đèn cao áp: như những vì sao xanh.
- Những ngọn đèn màu: ngọn cao, ngọn thấp nhô như con rồng vàng uốn khúc đang bay lên.
- Vầng trăng: là bông hoa hồng vàng đang mở cánh
- Thuyền chài: ngọn đèn dầu le lói trong khoang, nằm im lìm, trầm ngâm trên cồn cát giữa sông.
c. Để miêu tả cảnh sông Hồng tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá và so sánh.
Nhân hoá: Mấy con thuyền chài, ngọn đèn dầu le lói trong khoang, nằm im lìm, trầm ngâm trên cồn cát giữa sông.
So sánh: Sao trời và đèn thành phố chen nhau soi bóng như những bông hoa nhài bập bềnh trên sông.
….
d. Theo em, trong tương lai Hà Nội sẽ càng thêm rực rỡ và tươi đẹp hơn
Câu 2
Khoanh tròn chữ cái trước từ đồng nghĩa với từ đất nước trong các câu sau:
a) Tổ quốc
b) Non sông
c) Nước nhà
d) Đất đai
Phương pháp giải:
Đất nước: Phần lãnh thổ trong quan hệ được dân tộc làm chủ và sống trên đó.
Lời giải chi tiết:
Vậy từ đồng nghĩa với từ đất nước đó là:
a. Tổ quốc
Câu 3
Sắp xếp các từ dưới đây thành từng nhóm từ đồng nghĩa
chết, hi sinh, tàu hỏa, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi, bao la, toi mạng, quy tiên, xe lửa, phi cơ, tàu bay, ngốn, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông.
Phương pháp giải:
Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Lời giải chi tiết:
- Nhóm 1(Chỉ những người không còn sống nữa, đã ngừng thở, tim ngừng đập): chết, hi sinh, toi mạng, quy tiên
- Nhóm 2 (Chỉ một loại phương tiện giao thông đi lại trên đường sắt): tàu hoả, xe lửa
- Nhóm 3 (Chỉ hoạt động đưa thức ăn vào miệng): ăn, xơi, ngốn, đớp
- Nhóm 4 (Chỉ hình dáng bé nhỏ hơn mức bình thường): nhỏ, bé, loắt choắt, bé bỏng
- Nhóm 5 (Chỉ một loại phương tiện giao thông đi lại bằng đường hàng không): máy bay, tàu bay, phi cơ
- Nhóm 6 (Chỉ những diện tích lớn hơn mức bình thường): rộng, rộng rãi, bao la, bát ngát, mênh mông
Câu 4
Đặt câu với từ chết và từ hi sinh để phân biệt hai từ này:
Phương pháp giải:
Chết và hi sinh là hai từ đồng nghĩa không hoàn toàn chỉ một người đã ngừng thở, tim ngừng đập nhưng khác nhau về sắc thái biểu hiện.
Chết: Nói một cách chung chung
Hi sinh: Cái chết của những người đã ngã xuống vì sự nghiệp chung của đất nước, xã hội -> bày tỏ sự tiếc nuối, tri ân
Lời giải chi tiết:
- Anh ta đã chết ba hôm nay nhưng hàng xóm chẳng ai hay.
- Anh ấy đã hi sinh để bảo vệ bí mật quốc gia.
Bài tập cuối tuần 15
Unit 8. What are you reading?
Unit 5: Where Will You Be This Weekend?
Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Bài tập cuối tuần 33