Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai (tiếp theo)
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I. Căn bậc hai. Căn bậc ba
Đề bài
Phần I. Trắc nghiệm
Câu 1 (1,5 điểm). Hãy chọn đáp án đúng.
Giá trị của \(\dfrac{{\sqrt {9,8} }}{{\sqrt {1,8} }}\) bằng
(A) \(\dfrac{{49}}{9}\) (B) \(\dfrac{{49}}{3}\)
(C) \(\dfrac{7}{9}\) (D) \(\dfrac{7}{3}\)
Câu 2 (1,5 điểm). Hãy chọn đáp án đúng
Giá trị của \(\dfrac{{3\sqrt 2 - 2\sqrt 3 }}{{\sqrt 6 - 2}}\) bằng
(A) \( - \sqrt 3 \) (B) \( - \sqrt 2 \)
(C) \(\sqrt 3 \) (D) \(\sqrt 2 \)
Phần II. Tự luận
Câu 3 (3 điểm). Chứng minh đẳng thức
\(\dfrac{{{{\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)}^3} + 2a\sqrt a + b\sqrt b }}{{a\sqrt a + b\sqrt b }} + \dfrac{{3\left( {\sqrt {ab} - b} \right)}}{{a - b}} = 3\) với \(a > 0,\,\,b > 0,\,\,a \ne b\)
Câu 4. (4 điểm). Cho biểu thức
\(N = \left( {\dfrac{{\sqrt x - 2}}{{x - 1}} - \dfrac{{\sqrt x + 2}}{{x + 2\sqrt x + 1}}} \right).\dfrac{{1 - x}}{{\sqrt {2x} }}\) (với \(x > 0,\,\,x \ne 1\))
a) Rút gọn N
b) Chứng tỏ N luôn dương với \(x > 0\) và \(x \ne 1\)
c) Tìm x sao cho N có giá trị bằng \(\dfrac{{\sqrt 2 }}{3}\)
Lời giải chi tiết
LG Phần trắc nghiệm
Câu 1. Chọn D.
Phương pháp:
Áp dụng kiến thức: Với biểu thức A không âm và biểu thức B dương, ta có:
\(\sqrt {\dfrac{A}{B}} = \dfrac{{\sqrt A }}{{\sqrt B }}\)
Lời giải:
Ta có : \(\dfrac{{\sqrt {9,8} }}{{\sqrt {1,8} }}\)\( = \sqrt {\dfrac{{9,8}}{{1,8}}} \)\(= \sqrt {\dfrac{{49}}{9}} \)\(= \dfrac{{\sqrt {49} }}{{\sqrt 9 }} = \dfrac{7}{3}\)
Câu 2. Chọn C.
Phương pháp:
Áp dụng kiến thức : Với các biểu thức A, B, C mà \(A \ge 0\) và \(A \ne {B^2}\), thì:
\(\dfrac{C}{{\sqrt A \pm B}} = \dfrac{{C\left( {\sqrt A \mp B} \right)}}{{A - {B^2}}}\)
Lời giải:
\(\dfrac{{3\sqrt 2 - 2\sqrt 3 }}{{\sqrt 6 - 2}}\)\( = \dfrac{{\left( {3\sqrt 2 - 2\sqrt 3 } \right)\left( {\sqrt 6 + 2} \right)}}{{6 - 4}}\) \( = \dfrac{{3\sqrt {12} - 2\sqrt {18} + 6\sqrt 2 - 4\sqrt 3 }}{2}\) \( = \dfrac{{6\sqrt 3 - 6\sqrt 2 + 6\sqrt 2 - 4\sqrt 3 }}{2} = \sqrt 3 \).
LG Phần tự luận:
Câu 3:
Phương pháp:
Biến đổi vế trái sao cho bằng kết quả của vế phải.
Lời giải:
ĐKXĐ : \(a > 0,\,\,b > 0,\,\,a \ne b\)
\(VT=\dfrac{{{{\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)}^3} + 2a\sqrt a + b\sqrt b }}{{a\sqrt a + b\sqrt b }} \)\(+ \dfrac{{3\left( {\sqrt {ab} - b} \right)}}{{a - b}}\)
\( = \dfrac{{a\sqrt a - 3a\sqrt b + 3b\sqrt a - b\sqrt b + 2a\sqrt a + b\sqrt b }}{{{{\left( {\sqrt a } \right)}^3} + {{\left( {\sqrt b } \right)}^3}}} \)\(+ \dfrac{{3\left( {\sqrt {ab} - b} \right)}}{{\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)}}\)
\( = \dfrac{{3a\sqrt a - 3a\sqrt b + 3b\sqrt a }}{{\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)\left( {a - \sqrt {ab} + b} \right)}} \)\(+ \dfrac{{3\sqrt b \left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)}}{{\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)}}\)
\( = \dfrac{{3\sqrt a \left( {a - \sqrt {ab} + b} \right)}}{{\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)\left( {a - \sqrt {ab} + b} \right)}}\)\( + \dfrac{{3\sqrt b }}{{\sqrt a + \sqrt b }}\)
\( = \dfrac{{3\sqrt a }}{{\sqrt a + \sqrt b }} + \dfrac{{3\sqrt b }}{{\sqrt a + \sqrt b }}\)
\( = \dfrac{{3\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)}}{{\sqrt a + \sqrt b }} = 3 = VP.\)
Vậy đẳng thức đã cho là một đẳng thức đúng.
Câu 4:
Phương pháp:
a) Vận dụng các phép biến đổi và các phép tính để rút gọn giá trị của N.
b) Với điều kiện \(x > 0\) và \(x \ne 1\), biện luận để chứng tỏ \(N > 0\)
c) Thay giá trị của \(N = \dfrac{{\sqrt 2 }}{3}\) vào biểu thức vừa rút gọn ở câu a rồi tìm giá trị của x.
Lời giải:
a) \(N = \left( {\dfrac{{\sqrt x - 2}}{{x - 1}} - \dfrac{{\sqrt x + 2}}{{x + 2\sqrt x + 1}}} \right).\dfrac{{1 - x}}{{\sqrt {2x} }}\) (với \(x > 0,\,\,x \ne 1\))
\( \Leftrightarrow N = \left( {\dfrac{{\sqrt x - 2}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 1} \right)}} - \dfrac{{\sqrt x - 2}}{{{{\left( {\sqrt x + 1} \right)}^2}}}} \right) \cdot \dfrac{{1 - x}}{{\sqrt {2x} }}\)
\( \Leftrightarrow N = \left[ {\dfrac{{\left( {\sqrt x - 2} \right)\left( {\sqrt x + 1} \right) - \left( {\sqrt x + 2} \right)\left( {\sqrt x - 1} \right)}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right){{\left( {\sqrt x + 1} \right)}^2}}}} \right] \cdot \dfrac{{1 - x}}{{\sqrt {2x} }}\)
\( \Leftrightarrow N = \left( {\dfrac{{x - \sqrt x - 2 - x - \sqrt x + 2}}{{\left( {\sqrt x - 1} \right){{\left( {\sqrt x + 1} \right)}^2}}}} \right) \cdot \dfrac{{1 - x}}{{\sqrt {2x} }}\)
\( \Leftrightarrow N = \dfrac{{\sqrt 2 }}{{\sqrt x + 1}}\)
b) Vì \(\sqrt x > 0{\,\rm{ }}\forall x > 0;x \ne 1\) nên \(\sqrt x + 1 > 0\)
Suy ra \(\dfrac{{\sqrt 2 }}{{\sqrt x + 1}} > 0{\,\rm{ }}\forall x > 0;x \ne 1\)
Vậy N luôn dương với mọi \(x > 0;x \ne 1\)
c) \(N = \dfrac{{\sqrt 2 }}{3}\) \( \Leftrightarrow \dfrac{{\sqrt 2 }}{{\sqrt x + 1}} = \dfrac{{\sqrt 2 }}{3} \Leftrightarrow \sqrt x + 1 = 3\) \( \Leftrightarrow \sqrt x = 2 \Leftrightarrow x = 4.\)
Vậy khi \(N = \dfrac{{\sqrt 2 }}{3}\) thì \(x = 4.\)
Đề thi vào 10 môn Anh Đồng Nai
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 7 - Sinh 9
Unit 1: Local environment
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ngãi