OBJECTIVE PASSIVE (CÂU BỊ ĐỘNG KHÁCH QUAN)
1. Cấu trúc:
It + be + Ved/3 + that + S + V
2. Cách dùng:
- Sử dụng câu bị động khách quan để thể hiện ý kiến của người khác.
- Câu bị động khách quan thường được thấy trong các bản tin hay văn trần thuật.
- Nó có thể được sử dụng trong những động từ mang nghĩa báo cáo như: say (nói), think (nghĩ), believe (tin rằng), know (biết), hope (hi vọng), expect (mong chờ), report (tường thuật), understand (hiểu), etc.
Ví dụ 1: It is thought that Da Nang is the most liveable city in Vietnam.
(Có người nghĩ rằng Đà Nẵng là thành phố đáng sống nhất ở Việt Nam.)
Trong câu trên không xác định rõ ràng ai là người nghĩ như vậy nên nó mang tính khách quan.
Ví dụ 2: It is reported that thousands of visitors come to enjoy breathtaking views of Ha Long Bay every year.
(Báo cáo cho thấy rằng mỗi năm có hàng nghìn lượt khách đến tham quan thưởng thức cảnh đẹp của Vịnh Hạ Long.)
Bài 4
Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ninh
Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 9