1. Nội dung của Tục ngữ?
Tục ngữ
Việt Nam hết sức phong phú và đa dạng, thông thường một số nội dung chính qua các câu tục ngữ gồm có:- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất:
+ Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.
+ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất được sinh ra khi mà con người lao động và có sự đấu tranh với thiên nhiên và ông cha ta đúc kết lại thành những kinh nghiệm riêng. Cho đến tận ngày nay, nó luôn được lưu truyền phổ biến rộng rãi và trở thành một lĩnh vực tri thức về khoa học dân gian.
- Tục ngữ về con người và xã hội:
+ Tục ngữ về con người và xã hội rất giàu hình ảnh so sánh ,ẩn dụ ,hàm súc về nội dung. Những câu tục ngữ này luôn chú ý sự tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần có.
- Tục ngữ thể hiện triết lý dân gian:
+ Những kinh nghiệm sống, những truyền thống tư tưởng, đạo đức của nhân dân luôn là nguồn cảm hứng trong các câu tục ngữ.
2. Ví dụ minh họa
- Một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất:
Cơn đằng đông, vừa trông vừa chạy
Cơn đằng nam, vừa làm vừa ăn
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
Nhất canh, trì, nhì canh viên, tam canh điền.
Nhất nước, nhì phân, tam cần tứ giống
Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao
Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh
Nhất thì, nhì thục.
- Một số câu tục ngữ về con người và xã hội thường được sử dụng:
Người là vàng của là ngãi.
Người năm bảy đấng, của ba bảy loài.
Học thầy không tày học bạn.
Không thầy đố mày làm nên.
Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật.
Chết giả mới biết bụng dạ anh em.
Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có ba mươi tết mới hay.
Chữ tốt xem tay, người hay xem khoáy.
- Một số câu tục ngữ thể hiện triết lý dân gian thường được sử dụng:
Người làm ra của, của không làm ra người.
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
Của một đồng, công một nén.
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Đề thi học kì 1
Bài 9: Tùy bút và tản văn
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Toán lớp 7
Chương II. Số thực
Chương 2. Lâm nghiệp
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7