ND chính
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 154 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Bố cục: 3 phần
a) “... trong lòng Bấc”: Mở đầu
b) “Con người này... biết nói đấy”: tình cảm của Thoóc-tơn đối với con chó Bấc.
c) “Bấc có một kiểu...”: Tình cảm của Bấc đối với chủ.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 154 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
- Thoóc-tơn xem Bấc “như thể là con cái của anh vậy”. Trong ý nghĩ và tình cảm dường như Thoóc-tơn xem Bấc như đồng loại, như bạn bè.
- Vì để cho thấy đó chính là động lực làm phát sinh, khơi dậy ở Bấc “Tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yếu đến cuồng nhiệt”.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 154 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Tình cảm của Bấc đối với chủ:- Cái cách nó ép hai hàm răng vào tay chủ một lúc lâu cho thấy tình cảm của Bấc dành cho Thoóc-tơn mãnh liệt đến mức nào.
- Lặng lẽ tôn thờ, quan sát chủ theo một cách rất riêng mà chỉ nó mới có thể bộc lộ như vậy.
- Tác giả đã vận dụng năng lực quan sát tuyệt vời, tinh tế với một tâm hồn thương yêu loài vật vô hạn.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 154 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
- Nhà văn không nhập vai vào con Bấc để kể chuyện mà lại lựa chọn ngôi kể thứ ba, điều đó cho thấy khả năng quan sát tài tình của tác giả
- Nó là một con chó giống lai Mỹ lại từng có kinh nghiệm buôn ba khắp các bãi đãi vàng của miền Bắc giá lạnh nên nó có phần lạnh lùng, gan dạ và cũng thèm khát được yêu thương
- Nó là một con chó thông minh, lanh lợi, bộc lộ tình cảm yêu thương một cách mãnh liêt.
Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 7 - Sinh 9
Đề thi vào 10 môn Văn Thừa Thiên - Huế
Đề thi vào 10 môn Toán Bạc Liêu
Một số bài nghị luận văn học tham khảo
Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới