Phần I
KHÁI NIỆM LIÊN KẾT
Trả lời câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
- Đoạn văn bàn về cách phản ánh hiện thực của văn nghệ.
- Chủ đề của đoạn văn trên nằm trong chủ đề chung của toàn văn bản.
Trả lời câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn:
- Câu (1): Văn học sáng tác dựa trên thực tại.
- Câu (2): Người nghệ sĩ phải có sáng tạo.
- Câu (3): Sự sáng tạo ấy chính là thông điệp của nhà văn muốn gửi đến mọi người.
→ Trình tự hợp lí, logic. Các câu có quan hệ với nhau cùng làm nổi chủ đề của đoạn.
Trả lời câu 3 (trang 43 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
- Lặp từ “tác phẩm” và từ cùng trường nghĩa với từ “tác phẩm”: “nghệ sĩ”.
- Phép thế “nghệ sĩ” bằng từ “anh”.
- Dùng quan hệ từ “nhưng”.
- Dùng cụm từ “cái đã có rồi” đồng nghĩa với cụm từ “những vật liệu mượn ở thực tại”.
Phần II
LUYỆN TẬP
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
- Chủ đề của đoạn là khẳng định điểm mạnh, yếu về năng lực trí tuệ của người Việt.
- Nội dung các câu trong đoạn phục vụ chủ đề ấy:
+ Câu (1, 2): khẳng định và phân tích tính ưu việt của những điểm mạnh.
+ Câu (3, 4): Khẳng định và phân tích điểm yếu.
+ Câu (5): Nhiệm vụ cấp bách.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
- Liên kết:
+ Phép nối: Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn - ấy là.
+ Phép thế: sự thông minh, nhạy bén với cái mới - Bản chất trời phú ấy.
+ Phép lặp: lỗ hổng - lỗ hổng này (câu 4 và 5).