ND chính
Tóm tắt
Tóm tắt:
Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là bức tranh tự họa kể về cuộc sống gian khổ của của Rô-bin-xơn khi một mình lạc ở đảo hoang, thông qua đó thể hiện tinh thần lạc quan của nhân vật trước hoàn cảnh khó khăn. Rô-bin-xơn là một chàng trai dũng cảm người Anh, ưa mạo hiểm, khao khát đến những vùng đất lạ.
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 129 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Bài văn có thể chia làm 3 phần
- Phần 1 (Từ đầu đến tôi như dưới đây): Tự cảm nhận về chân dung.
- Phần 2 (Tiếp theo đến áo quần của tôi): Trang bị và trang phục của Chúa đảo.
- Phần 3 (Còn lại): Diện mạo của vị chúa đảo.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 129 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Phần miêu tả diện mạo nằm ở cuối văn bản và khá ngắn gọn (hơn mười dòng). Vì từ góc độ nhân vật xưng “tôi” tự kể chuyện mình, “tôi” sẽ quan tâm kể những gì mình nhìn thấy được, từ trang phục, trang bị, cuối cùng mới là khuôn mặt (bộ ria mép). Như vậy, người đọc có thể hình dung đậm nét hơn về một bộ dạng kì khôi.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 129 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
- Thời tiết mưa nắng khắc nghiệt, chỉ cần nước mưa thấm vào da thịt cũng sẽ bị ốm một trận thập tử nhất sinh. Tuy nhiên nó cũng giúp cho cây cối rất phát triển.
- Trên đảo không có người, không có vải để may quần áo, Rô-bin-xơn liền lấy những tấm da dê may tạm làm quần áo cho mình.
- Thiếu thốn những vật dụng sinh hoạt hằng ngày- Trên đảo không có sự nguy hiểm của người thổ dân hoặc thú dữ.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 130 SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Chỉ qua trang phục thôi, chúng ta cũng đã thấy ý chí và nghị lực của nhân vật "tôi" lớn đến mức nào. Thay vì bị hoàn cảnh éo le khuất phục, Rô-bin-xơn đã không ngừng lao động, cải tạo nó để nó phục vụ cho cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, giọng kể còn mang tính hài hước, dí dỏm, thể hiện sự lạc quan, vượt lên trên hoàn cảnh.
Bài 1: Chí công vô tư
Tác giả - Tác phẩm học kì 2
Bài 13
Bài 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
QUYỂN 4. LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ