Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới (Thần thoại Việt Nam)
Tản Viên từ Phán sự lục (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ)
Chữ người tử tù
Thực hành tiếng Việt: Sử dụng từ Hán Việt trang 28
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (Chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật)
Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện
Củng cố mở rộng trang 37
Thực hành đọc: Tê - dê (trích Thần thoại Hy Lạp)
Chùm thơ hai-cư (haiku) Nhật Bản
Thu hứng (Cảm xúc mùa thu)
Mùa xuân chín
Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
Thực hành tiếng Việt: Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa - trang 58
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ
Củng cố mở rộng trang 70
Thực hành đọc: Cánh đồng
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (trích)
Yêu và đồng cảm (trích)
Chữ bầu lên nhà thơ (trích)
Thực hành tiếng Việt: Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa trang 86
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau
Củng cố, mở rộng trang 94
Thực hành đọc: Thế giới mạng và tôi (trích)
Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác (trích I-li-át)
Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời (trích Đăm Săn)
Thực hành tiếng Việt: Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản trang 112
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
Củng cố mở rộng trang 121
Thực hành đọc: Ra- ma buộc tội (trích Ra-ma-ya-na)
Xúy Vân giả dại (trích chèo Kim Nham)
Huyện đường (trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
Múa rối nước - hiện đại soi bóng tiền nhân
Viết báo cáo nghiên cứu
Nói và nghe: Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu
Củng cố mở rộng trang 151
Thực hành đọc: Hồn thiêng đưa đường (trích tuồng Sơn Hậu)
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Nội dung chính
Văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với mỗi đất nước. Ngoài ra, tác giả còn nêu lên ý nghĩa của việc dựng bia và những bài học lịch sử.
Tóm tắt
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung là bài kí được khắc bia năm 1484. Bài kí khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia, ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ và nêu bài học lịch sử được rút ra.
Trước khi đọc Câu 1
Bạn nghĩ gì khi nhìn thấy (trực tiếp hoặc qua phim ảnh) những hàng bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Phương pháp giải:
- Đến xem trực tiếp hoặc tìm, xem những hình ảnh, video của những hàng bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
- Từ những hình ảnh bạn nhìn thấy nêu suy nghĩ của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Khi nhìn thấy những hàng bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội), tôi cảm thấy kính trọng những vị tiến sĩ đương thời, nhớ đến những công lao, những đóng góp to lớn của họ đối với đất nước và tôi hi vọng mình cũng sẽ trở thành một vị hiền tài giúp ích cho nước nhà.
Trước khi đọc Câu 2
Bạn đã thấy, đã nghe câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ở đâu, trong hoàn cảnh nào?
Phương pháp giải:
Nhớ lại câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” đã được nghe.
Lời giải chi tiết:
- Học sinh tự nhớ lại thời gian và hoàn cảnh mà mình nghe thấy câu "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia"
- Gợi ý: có thể là khi đi thăm những văn bia tiên sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám; hoặc nghe khi xem một bộ phim lịch sử về các vị tiến sĩ hiền tài của nước ta,...
Trong khi đọc Câu 1
Các vị vua anh minh đã ban ân gì cho kẻ sĩ?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn (2) văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
- Chú ý những từ ngữ, câu văn của các vị vua để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Các vị vua ban ân cho kẻ sĩ:
- Cho khoa danh
- Đề cao bằng tước trật
- Nêu tên ở tháp Nhạn
- Ban danh hiệu Long hổ
- Bày tiệc Văn hỉ
Trong khi đọc Câu 2
Lý do chính của việc dựng bia là gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn (3), (5) của văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
- Lưu ý những câu văn về ý nghĩa của việc dựng bia đá để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Việc dựng bia đá không chỉ để vinh danh người đỗ đạt mà còn nhằm mục đích để răn dạy kẻ ác, khuyến khích người hiền, rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu và củng cố vận mệnh đất nước.
Sau khi đọc Câu 1
Tìm trong đoạn (2) của văn bản những từ ngữ thể hiện thái độ trọng dụng hiền tài của “các đấng thánh đế minh vương”.
Phương pháp giải:
- Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Đọc văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
- Đọc kĩ đoạn (2) trong văn bản trên.
- Chỉ ra những từ ngữ thể hiện thái độ trọng dụng hiền tài của “các đấng thánh đế minh vương” trong đoạn (2).
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ thể hiện thái độ trọng dụng hiền tài của "các đấng thánh đế minh vương":
- Bồi dưỡng nhân tài
- Kén chọn kẻ sĩ
- Vun trồng nguyên khí
- Đề cao bằng tước trật
- Nêu tên ở tháp Nhạn
- Ban danh hiệu Long hổ
- Bày tiệc Văn hỉ
Trong khi đọc Câu 2
Trong văn bản có một câu trực tiếp nói về mục đích của việc dựng bia ghi danh những người đỗ tiến sĩ. Bạn hãy cho biết đó là câu nào.
Phương pháp giải:
- Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Đọc văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
- Tìm và chỉ ra câu văn nói về mục đích của việc dựng bia ghi danh những người đỗ tiến sĩ trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
Câu văn nói về mục đích của việc dựng bia ghi danh những người đỗ tiến sĩ:
“Thế thì việc dựng tấm bia đá này lợi ích rất nhiều: kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước.”
Trong khi đọc Câu 3
Xác định luận đề của văn bản và cho biết vì sao bạn xác định như vậy.
Phương pháp giải:
- Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Đọc văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
- Dựa vào những luận điểm trong bài để xác định luận đề của văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Luận đề của văn bản: bàn luận quan điểm về hiền tài, tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước.
- Lý do xác định luận đề:
+ Nhan đề: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
+ Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản đều hướng đến việc làm nổi bật vấn đề bàn luận tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước.
Trong khi đọc Câu 4
Xét về nội dung, đoạn (3), có mối quan hệ như thế nào với đoạn (2)?
Phương pháp giải:
- Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Đọc văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
- Đọc kĩ đoạn (2), (3) trong văn bản trên.
- Chỉ ra mối quan hệ về nội dung giữa hai đoạn.
Lời giải chi tiết:
Mối quan hệ giữa nội dung đoạn (2) và đoạn (3):
- Đoạn (2) bàn về những việc làm thể hiện sự coi trọng của "các đấng thánh đế minh vương" với người hiền tài trong thiên hạ.
- Đoạn (3) nói về những chính sách khuyến khích hiền tài đã được làm và đang tiếp tục làm (khắc bia) của đất nước.
- Về nội dung, hai đoạn có liên quan đến nhau, bổ sung cho nhau, đưa ra luận điểm về sự coi trọng hiền tài; sau đó nêu dẫn chứng về những chính sách đã và đang làm thể hiện sự coi trọng hiền tài.
Trong khi đọc Câu 5
Bạn hãy khái quát về nội dung đoạn (4) và cho biết đoạn này đảm nhận chức năng gì trong mạch lập luận.
Phương pháp giải:
- Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Đọc văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
- Đọc kĩ đoạn (4) trong văn bản trên.
- Nêu khái quát nội dung đoạn (4).
- Nêu chức năng của đoạn (4) trong mạch lập luận.
Lời giải chi tiết:
- Nội dung: bàn về cách mà một kẻ sĩ có học vấn nhưng thân phận nhỏ mọn thì cần phải báo đáp triều đình ra sao.
- Chức năng: là một luận cứ trong mạch lập luận, nối tiếp đoạn (3) với đoạn (5)
Đoạn (4) là nút thắt để người đọc thấy được rõ nhất những công lao to lớn mà hiền tài mang đến cho đất nước cũng như ý nghĩa của việc dựng bia đá trong đoạn (5).
Sau khi đọc Câu 6
Khi viết bài văn bia, tác giả đã thể hiện ít nhất hai tư cách: một là của người truyền đạt “thánh ý”, hai là của kẻ sĩ được trọng dụng, thường suy nghĩ về việc báo đáp. Việc thống nhất hai tư cách đó đã chi phối như thế nào đến cách triển khai luận điểm của tác giả?
Phương pháp giải:
- Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Đọc văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
- Nêu ý kiến về cách triển khai luận điểm của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Cách triển khai luận điểm của tác giả:
- Tác giả nêu quan điểm với vị thế là một người truyền đạt "thánh ý", đưa ra luận điểm, luận cứ về việc trọng dụng hiền tài của triều đình nhà nước.
- Tác giả cũng trình bày luận điểm về những suy nghĩ của kẻ sĩ được trọng dụng, bày tỏ thái độ của bản thân, đưa ra những lí lẽ bằng chứng về sự đóng góp của kẻ sĩ cho nước nhà.
- Với hai tư cách này, tác giả triển khai hệ thống luận điểm không mang tính đối lập mà được trình bày song song với nhau, vừa nói về tầm quan trọng của hiền tài với đất nước vừa nêu lên những đóng góp mà họ đã làm cho đất nước.
Sau khi đọc Câu 7
Tìm một vài dẫn chứng lịch sử (qua những gì đã học và tìm hiểu thêm) để làm sáng tỏ nhận định sau đây của tác giả bài văn bia: “Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.”
Phương pháp giải:
- Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Đọc văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
- Đọc kĩ đoạn (2) trong văn bản trên.
- Nêu một vài dẫn chứng lịch sử để làm sáng tỏ nhận định trên.
Lời giải chi tiết:
Dẫn chứng lịch sử: Nước ta coi trọng những bậc hiền tài như:
- Quang Trung, Trần Hưng Đạo có tài chỉ huy, là những vị tướng lĩnh tài ba có công đánh giặc ngoại xâm.
- Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, và một số nhà văn, nhà thơ khác đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp văn học của nước nhà.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp có công lao to lớn với đất nước.
Sau khi đọc Câu 8
Qua việc đọc văn bản ở trên, bạn hiểu gì về tầm quan trọng của việc xác định mục đích viết và bày tỏ quan điểm của người viết trong văn nghị luận?
Phương pháp giải:
- Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Đọc văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
- Nêu cách hiểu của bản thân về tầm quan trọng của việc xác định mục đích viết và bày tỏ quan điểm của người viết trong văn nghị luận.
Lời giải chi tiết:
Tầm quan trọng của việc xác định mục đích viết và bày tỏ quan điểm của người viết trong văn nghị luận:
- Đối với người viết:
+ Biết được nội dung cần viết, bày tỏ được những quan điểm, suy nghĩ của bản thân trong bài văn nghị luận,
+ Xác định được những luận điểm, luận cứ cần viết và những lí lẽ, bằng chứng cho các luận điểm cần được tìm và đưa vào bài viết.
- Đối với người đọc:
+ Nhận biết được luận đề, luận điểm và các lí lẽ bằng chứng mà người viết đưa ra.
+ Hiểu được nội dung bài nghị luận, thấy được quan điểm mà người viết bày tỏ trong bài văn.
Kết nối đọc - viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài.
Phương pháp giải:
- Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Ôn lại kiến thức viết đoạn văn nghị luận.
- Viết đoạn văn theo yêu cầu đề bài.
Lời giải chi tiết:
Trần Nhân Trung từng nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Quốc gia hưng hay thịnh phụ thuộc vào tư tưởng, trí tuệ của hiền tài, bởi vậy mà việc trọng dụng hiền tài là rất cần thiết. Hiền tài là những con người có học thức, có trí tuệ, giỏi giang hơn người khác và quan trọng là có nhân cách tốt đẹp. Người vừa có tài, có khả năng hoàn thành mọi công việc; vừa có đức, có phẩm chất đạo đức biết sống hết mình vì mọi người, biết cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,… mới là hiền tài chân chính, là người được quốc gia trọng dụng, đưa đất nước phát triển về mọi mặt. Việc trọng dụng nhân tài, hiền tài là không thể thiếu trong quá trình dựng nước và giữ nước. Từ xưa các bậc đế vương đã biết kêu gọi hiền tài, đề ra những chính sách hấp dẫn nhân tài, đưa ra những ích lợi, phần thưởng cho hiền tài và Hồ chủ tịch cũng đã bao lần kêu gọi hiền tài góp sức cho đất nước trong các cuộc kháng chiến, đề cao việc trọng dụng hiền tài. Dưới sự kêu gọi của Người, rất nhiều những nhân tài, hiền tài đã đứng lên đóng góp tài năng và trí tuệ của mình: các bậc trí thức tân tiến tài giỏi như Vũ Đình Tụng, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Trần Văn Giàu, … Dưới sự đóng góp của họ, đất nước ta đã chiến thắng các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ, đất nước tiến dần với nền độc lập, hòa bình. Nếu hiền tài không được kêu gọi, không được trọng dụng thì đất nước sẽ không thể tiến lên, không có sự hưng thịnh như ngày nay. Vì vậy, noi theo tấm gương của các bậc đế vương và Hồ chủ tịch, Đảng và Nhà nước ta hiện nay vấn đề cao vai trò của việc trọng dụng hiền tài, kêu gọi hiền tài đóng góp công sức cho đất nước mình.
Chuyên đề 2. Sân khấu hóa tác phẩm văn học
Thu hứng
Phần 2. Sinh học vi sinh vật và virus
Môn cầu lông
Mở đầu
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10