Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam
Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa
Thực hành tiếng Việt bài 4
Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
Thảo luận nhóm về một vấn đề
Tự đánh giá bài 4
Ca Huế
Hội thi thổi cơm
Thực hành tiếng Việt bài 5
Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang
Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi
Giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi
Tự đánh giá bài 5
Nội dung ôn tập học kì I
Tự đánh giá cuối học kì I
Bài đọc
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang
Nội dung chính
Nội dung chính
Văn bản giới thiệu nét đặc sắc của hội vật Bắc Giang, giúp người đọc hiểu được các quy tắc, luật lệ của sới vật. |
Chuẩn bị
Chuẩn bị
(trang 109, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Đọc trước văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang và tìm hiểu thêm về hoạt động đấu vật dân tộc.
Phương pháp giải:
Tham khảo sách, báo, Internet
Lời giải chi tiết:
Vật dân tộc là một trò chơi thể thao, vui khỏe thi tài của nam giới, giàu tinh thần thượng võ. Nơi diễn ra các cuộc đấu vật thường là sân rộng trước đình, trên bãi cỏ mịn, được gọi là “sới vật”. Các đô vật thường đóng khố màu, thân trần, đầu trần hoặc quấn khăn đầu rìu. Hội thường mở đầu bằng lễ rước Thánh vào đúng sáng ngày đấu. Từng đôi đô vật đi song song vào đình làm lễ trước hương án, sau đó là màn “vật lễ” giữa các đô vật nhà mang tính chất mở hội rồi mới đến màn đấu vật chính thức. Giải thưởng cho các đô vật có nhiều loại, có giải chính, giải cho từng hiệp đấu và giải chung cuộc dành cho người thắng suốt trong những ngày Hội.
Đọc hiểu 1
Đọc hiểu 1
Câu 1 (trang 110, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
“Sới vật” là gì? Ý nghĩa của sới vật hình tròn đặt trước sân đình hình vuông là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản từ đầu đến "trên thế gian này"
Lời giải chi tiết:
- “Sới vật” là khoảng đất trống, sân rộng trước đình, trên bãi cỏ mịn - nơi diễn ra các cuộc đấu vật.
- Ý nghĩa của sới vật hình tròn đặt trước sân đình hình vuông là: Vuông và tròn theo quan niệm của dân tộc ta là hai hình toàn vẹn và là biểu tượng cho trời đất (trời tròn, đất vuông).
Đọc hiểu 2
Đọc hiểu 2
Câu 2 (trang 111, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Nghi thức “xe đài” ở hội vật Bắc Giang có gì đặc sắc?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản từ "Sau nghi lễ bái tổ" ... "đôi dòng"
Lời giải chi tiết:
Nghi thức “xe đài” ở hội vật Bắc Giang đặc sắc ở chỗ đa dạng, vùng nào có vật là ở đó có phong cách xe đài đặc trưng riêng biệt:
- Miền núi thì xe đài tựa như “hổ phục vồ mồi”
- Vùng đồng bằng, nơi có những làng nghề truyền thống thì xe đài lại rất uyển chuyển như người “xe tơ dệt vải”
- Vùng ven biển thì xe đài lại là những động tác như thể chèo thuyền “lúc khoan, lúc mau” như như làn sóng “lúc hiền, lúc dữ”
- Vùng Bắc Kinh xưa và Bắc Giang ngày nay có phong cách xe đài chung là thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu”; hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”,...
Đọc hiểu 3
Đọc hiểu 3
Câu 3 (trang 111, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Mục đích của keo vật thờ là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ, chú ý đoạn cuối của văn bản
Lời giải chi tiết:
Mục đích của keo vật thờ là giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công
CH cuối bài 1
CH cuối bài 1
Câu 1 (trang 112, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Nhan đề Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang cho người đọc biết gì về nội dung chính được nói tới trong văn bản? Em hãy phân biệt “sới vật” và “hội vật”.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nhan đề, liên hệ tới nội dung của văn bản
Lời giải chi tiết:
- Nhan đề Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang cho người đọc biết thêm thông tin về hội vật dân tộc được nói tới trong văn bản.
- Phân biệt:
+ “Sới vật” là khoảng đất trống, sân rộng trước đình, trên bãi cỏ mịn - nơi diễn ra các cuộc đấu vật.
+ “Hội vật” là lễ hội đấu vật
CH cuối bài 2
CH cuối bài 2
Câu 2 (trang 112, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Theo văn bản, để tổ chức một hội vật, cần chuẩn bị và tiến hành những nghi lễ, nghi thức nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (2) của văn bản
Lời giải chi tiết:
Để tổ chức một hội vật, cần chuẩn bị và tiến hành những nghi lễ, nghi thức sau:
- Lựa chọn hai đô thực hiện keo vật thờ
- Mở đầu hội vật, hai đô thực hiện keo vật thờ được giới thiệu rất trang trọng
- Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi thức xe đài
- Nghi thức xe đài hoàn tất, keo vật thờ diễn ra
CH cuối bài 3
CH cuối bài 3
Câu 3 (trang 112, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
“Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự như thế nào và có những quy tắc gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (2) của văn bản
Lời giải chi tiết:
“Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự: thời gian
- Giới thiệu hai đô
- Bái tổ
- Xe đài
- Keo vật
Quy định:
- Lựa chọn đô vật có tiếng, được đông đảo công chúng ghi nhận về tài năng đấu vật, có đức độ và cống hiến lớn lao.
- Mở đầu hai đô vật giới thiệu trang trọng
- Sau nghi lễ bái tổ hai đô thực hiện nghi thức xe đài rồi mới bắt đầu trận đấu.
CH cuối bài 4
CH cuối bài 4
Câu 4 (trang 112, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Văn bản mang lại cho em những hiểu biết gì về hội vật? Hãy nêu một hội thi truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động hội vật ở Bắc Giang.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Văn bản mang lại cho em những hiểu biết về quy định, cách thức thực hiện hoạt động đấu vật.
Một hoạt động hội thi truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động hội vật ở Bắc Giang: hội thi thổi cơm ở làng Chuông (Hà Nội).
Unit 8: Festivals around the world
Cumulative review
Phần Địa lí
Chương IV. Âm thanh
Unit 9: Festivals around the world
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7