Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam
Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa
Thực hành tiếng Việt bài 4
Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
Thảo luận nhóm về một vấn đề
Tự đánh giá bài 4
Ca Huế
Hội thi thổi cơm
Thực hành tiếng Việt bài 5
Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang
Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi
Giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi
Tự đánh giá bài 5
Nội dung ôn tập học kì I
Tự đánh giá cuối học kì I
Câu 1
Câu 1
Câu 1 (trang 48, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự tương phản (trái ngược) về nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết cách bố trí như vậy có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Xác định các cặp từ trái nghĩa và chỉ ra tác dụng
Lời giải chi tiết:
Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập nhau về nghĩa:
- “Còng” với “thẳng”
- “Xanh rờn” với “bạc trắng”
- “Cao” với “thấp”
- “Giời” với “đất”
→ Các cặp từ đối góp phần làm nổi bật sự tương phản giữa hình ảnh người mẹ và hàng cau quen thuộc. Qua đó, càng thấy rõ hơn tuổi già và sự gầy mòn của người mẹ theo năm tháng
Câu 2
Câu 2
Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây:
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
(Đỗ Trung Lai)
Phương pháp giải:
Chỉ ra biện pháp so sánh và phân tích tác dụng của nó
Lời giải chi tiết:
Biện pháp tu từ so sánh “Khô gầy như mẹ” với hình ảnh người mẹ già gầy mòn đã mang đến tác dụng:
- Miêu tả: gợi lên hình ảnh người mẹ già héo hắt, gầy guộc như miếng cau khô.
- Biểu cảm: thể hiện tình cảm xót thương của người con khi thấy mẹ ngày một già đi. Trong hai câu thơ cuối, nhà thơ dùng động từ “nâng” thể hiện sự trân trọng và động từ “cầm” diễn tả sự dồn nén cảm xúc xót xa khi thấy hình ảnh gầy mòn của người mẹ thân yêu
Câu 3
Câu 3
Câu 3 (trang 49, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tình cảm của tác giả?
Phương pháp giải:
Chỉ ra vai trò của câu hỏi “Sao mẹ ta già?” đối với việc thể hiện tình cảm tác giả.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” là một câu hỏi bâng quơ ngẩn ngơ của người con khi ngước lên nhìn trời. Người con bần thần trước sự già đi quá nhanh của mẹ, xót xa vì thời gian trôi quá nhanh kéo theo tuổi già và sự gầy mòn của người mẹ mà nhà thơ hằng gắn bó, yêu thương
Câu 4
Câu 4
Câu 4 (trang 49, SGK Ngữ Văn 7, tập 1):
Tìm các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên). Tác giả sử dụng những câu hỏi đó để biểu đạt điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc lại bài thơ Ông đồ, chỉ ra các câu hỏi và vai trò của chúng
Lời giải chi tiết:
Các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ:
- Người thuê viết nay đâu?
- Hồn ở đâu bây giờ?
→ Câu hỏi thể hiện sự nuối tiếc hoài niệm khi tận mắt chứng kiến một tục lệ, một nét văn hóa đẹp dần trôi vào dĩ vãng.
Phần 1. Chất và sự biến đổi của chất
Chủ đề 9. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 3: Cội nguồn yêu thương
Chương 3: Các hình khối trong thực tiễn
Mở đầu
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7