Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam
Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa
Thực hành tiếng Việt bài 4
Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
Thảo luận nhóm về một vấn đề
Tự đánh giá bài 4
Ca Huế
Hội thi thổi cơm
Thực hành tiếng Việt bài 5
Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang
Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi
Giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi
Tự đánh giá bài 5
Nội dung ôn tập học kì I
Tự đánh giá cuối học kì I
Bài đọc
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Nhật trình Sol 6
Nội dung chính
Nội dung chính
Truyện viết về sự kiện đoàn phi hành gia tàu Hơ-mét gặp một trận bão và Mác Oát-ni suýt mất mạng, anh phải chống chọi với vết thương và các yếu tố môi trường để tìm cách sống sót - Văn bản như một câu hỏi gợi mở: nếu có người mắc kẹt trên Sao Hỏa, liệu chúng ta có đưa anh ta quay về Trái Đất an toàn được không? - Ca ngợi sự bình tĩnh, thông minh của nhà phi hành gia Mác Oát – ni trước những sự cố bất ngờ |
Chuẩn bị
Chuẩn bị
(trang 70, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Đọc trước văn bản Nhật trình Sol 6, tìm hiểu thêm về tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Người về từ Sao Hỏa và thông tin về tác giả En-đi Uya
Phương pháp giải:
Tham khảo sách báo, internet
Lời giải chi tiết:
* Tiểu thuyết
- Xuất xứ: ra đời năm 2015
- Tóm tắt: Người về từ Sao Hỏa kể về Mác Oát-ni, một phi hành gia trên Sao Hỏa. Trong một trận bão, đồng đội để lạc mất anh. Vì tưởng anh đã chết, họ rời đi mà không có anh. Bất ngờ thay, Oát-ni vẫn xoay xở sống sót được sau trận bão đó. Vấn đề là bây giờ anh không còn tàu mà về nữa. Phải rất lâu sau mới có chuyến tàu khác lên đây, trong khi anh thì không có cách nào liên hệ với Trái Đất hay con tàu vừa rời đi, không có nhu yếu phẩm, và nguồn oxi thì đang cạn dần. Truyện xoay quanh hành trình sinh tồn của Oát-ni và những nỗ lực của NASA trong việc đưa anh về lại Trái Đất.
* Tác giả
- Andy Weir (16/6/1972), sinh ra tại bang California, Mỹ
- Vốn là một lập trình viên máy tính người Mỹ làm việc tại một phòng thí nghiệm quốc gia. Nhưng với niềm đam mê khoa học vũ trụ, ông đã quyết định viết tác phẩm Người trở về từ sao Hỏa (tựa gốc: The Martian)
Đọc hiểu 1
Đọc hiểu 1
Câu 1 (trang 71, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phần (1) kể về việc gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (1) của văn bản
Lời giải chi tiết:
Phần (1) kể về sự cố bão cát trên Sao Hỏa mà đoàn phi hành gia Hơ-mét của nhân vật tôi gặp phải.
Đọc hiểu 2
Đọc hiểu 2
Câu 2 (trang 71, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Tại sao chiếc MAV được coi là quan trọng nhất?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần đầu của văn bản
Lời giải chi tiết:
Chiếc MAV được coi là quan trọng nhất vì nó là một con tàu không gian có nhiều bộ phận tinh xảo.
Đọc hiểu 3
Đọc hiểu 3
Câu 3 (trang 72, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Vì sao nhân vật “tôi” bị thương?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản từ “Đĩa liên lạc chính… xì hết ra ngoài”
Lời giải chi tiết:
Nhân vật “tôi” bị thương vì bị một trong những chiếc ăng-ten dài mỏng bay thẳng đâm vào người.
Đọc hiểu 4
Đọc hiểu 4
Câu 4 (trang 73, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Dụng cụ nào đã giúp cho nhân vật “tôi” vượt qua được tai nạn?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích từ “Rồi, một dòng máu tuôn trào…lượng khí đã mất”
Lời giải chi tiết:
Dụng cụ đã giúp cho nhân vật “tôi” vượt qua được tai nạn chính là bộ đồ du hành. Khi áp suất giảm, nó liên tục tự làm đầy bằng khí lấy từ bình nitơ để cân bằng.
Đọc hiểu 5
Đọc hiểu 5
Câu 5 (trang 73, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Điều gì khiến “tôi vui mừng khôn tả” và điều gì khiến “tôi buồn da diết”? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích từ “Tôi loạng choạng…
Lời giải chi tiết:
Điều khiến “tôi vui mừng khôn tả” và “tôi buồn da diết” là: Căn Háp vẫn nguyên vẹn và chiếc MAV đã đi rồi. Vì căn Háp ở lại giúp nhân vật “tôi” có thêm thời gian sống còn chiếc MAV đã đi, nhân vật “tôi” không thể trở về Trái Đất.
Đọc hiểu 6
Đọc hiểu 6
Câu 6 (trang 74, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Nhân vật “tôi” lâm vào tình cảnh như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản từ “Khi kiểm tra bộ đồ của mình…không nghĩ thế cơ chứ?
Lời giải chi tiết:
Nhân vật “tôi” lâm vào tình cảnh bị ngã lăn xuống đồi với một ngọn giáo xuyên thủng vào người giữa cơn bão.
Đọc hiểu 7
Đọc hiểu 7
Câu 7 (trang 74, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Câu kết thể hiện tâm trạng gì của nhân vật “tôi”?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn kết của văn bản
Lời giải chi tiết:
Câu kết thể hiện tâm trạng tuyệt vọng của nhân vật “tôi”.
CH cuối bài 1
CH cuối bài 1
Câu 1 (trang 75, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Truyện viết về sự kiện gì? Vì sao truyện này có tính chất “viễn tưởng”?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý các chi tiết viễn tưởng không có thật
Lời giải chi tiết:
- Truyện viết về sự kiện đoàn phi hành gia tàu Hơ-mét gặp một trận bão và Mác Oát-ni suýt mất mạng, anh phải chống chọi với vết thương và các yếu tố môi trường để tìm cách sống sót.
- Truyện này có tính chất “viễn tưởng” vì truyện viết về cuộc đổ bộ của đoàn phi hành gia lên Sao Hoả, ngôi sao cách Trái Đất 225 triệu ki-lô-mét. Trong khi đó, cho đến nay, con người chỉ mới đặt chân được lên Mặt Trăng; Sao Hoả vẫn còn trong mơ ước.
CH cuối bài 2
CH cuối bài 2
Câu 2 (trang 75, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Liệt kê các số từ có trong phần (1) của văn bản Nhật trình Sol 6. Việc tác giả sử dụng nhiều số từ như vậy có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần (1) và xác định số từ
Lời giải chi tiết:
Số từ trong phần (1): một, rưỡi, sáu, đôi
Việc tác giả sử dụng nhiều số từ như vậy có ý nghĩa xác định số lượng của các sự vật được nhắc đến trong văn bản
CH cuối bài 3
CH cuối bài 3
Câu 3 (trang 75, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Em có nhận xét gì về nhân vật “tôi” trong đoạn trích?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý các chi tiết miêu tả nhân vật “tôi”
Lời giải chi tiết:
Nhân vật “tôi” là một nhân vật có ý chí sống cao, dù trong hoàn cảnh éo le tuyệt vọng nhưng vẫn cố gắng tìm cách để giúp bản thân vượt qua
CH cuối bài 4
CH cuối bài 4
Câu 4 (trang 75, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Những chi tiết nào trong văn bản Nhật trình Sol 6 thể hiện tác giả có rất nhiều hiểu biết về ngành khoa học vũ trụ?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý các chi tiết tác giả miêu tả về con tàu không gian, về các yếu tố khoa học
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết trong văn bản thể hiện tác giả có rất nhiều hiểu biết về ngành khoa học vũ trụ là:
- Phi vụ bay được thiết kế để chịu được cơn bão cát với sức gió 150km/h.
- Đĩa liên lạc dùng để gửi tín hiệu từ căn Háp đến Hơ-mét.
- Cách tác giả mô tả lại sự cố:
+ Đĩa liên lạc đâm sầm vào mạng ăng-ten thu tầm, chiếc ăng-ten xuyên thủng bộ đồ bảo hộ khiến áp suất giảm dần.
+ Máu chảy ra ngoài nhanh chóng bị bốc hơi do dòng khí lưu thông và áp suất thấp để lại một đống cặn.
+ Khi áp suất giảm, bộ đồ du hành liên tục tự làm đầy bằng khí lấy từ bình nitơ.
CH cuối bài 5
CH cuối bài 5
Câu 5 (trang 75, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Giả sử ở trong hoàn cảnh của nhân vật “tôi”, em sẽ có suy nghĩ và hành động như thế nào?
Phương pháp giải:
Em thử tưởng tượng bản thân trong hoàn cảnh đó
Lời giải chi tiết:
Giả sử ở trong hoàn cảnh của nhân vật “tôi”, em sẽ rất sợ hãi và lo lắng. Có thể em sẽ mất một khoảng thời gian khủng hoảng vì cho rằng mình tàn đời rồi. Sau đó em sẽ cố gắng tìm mọi cách để có thể duy trì sự sống, sửa chữa máy móc để có thể bắt tín hiệu và liên lạc với trái đất mong sớm được trở về.
Unit 10: Energy Sources
Unit 6: A Visit to a School
Unit 8: I believe I can fly
Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Unit 3: Music and Arts
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7