Lời của cây
Sang thu
Ông một
Thực hành tiếng Việt bài 1
Đọc mở rộng theo thể loại: Con chim chiền chiện
Viết một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Tóm tắt ý chính do người khác trình bày
Ôn tập bài 1
Những cái nhìn hạn hẹp
Những tình huống hiểm nghèo
Biết người, biết ta
Thực hành tiếng Việt bài 2
Đọc mở rộng theo thể loại: Chân, tay, tai, mắt, miệng
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Kể lại một truyện ngụ ngôn
Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe
Ôn tập bài 2
Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian
Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm
Thực hành tiếng Việt bài 3
Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi
Ôn tập bài 3
Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?
Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học
Bài học từ cây cau
Thực hành tiếng Việt bài 5
Đọc mở rộng theo thể loại: Phòng tránh đuối nước
Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động
Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
Ôn tập bài 5
Câu 1
ĐỌC VÀ TIẾNG VIỆT
Câu 1 (trang 121, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Thể loại | Đặc điểm |
Thơ bốn chữ | + Mỗi dòng có 4 chữ. + Thường có nhịp 2/2. + Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ và số khổ trong một bài thơ. + Sử dụng đan xen vần chân và vần lưng. |
Thơ năm chữ | + Mỗi dòng có năm chữ. + Nhịp 3/2 hoặc 2/3. + Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ và số khổ trong một bài thơ. + Sử dụng đan xen vần chân và vần lưng. |
Truyện ngụ ngôn | + Là truyện kể ngắn gọn, hàm súc. + Viết bằng văn xuôi hoặc văn vần. + Truyện đưa ra bài học về cách nhìn nhận sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống. + Đề tài: vấn đề đạo đức, cách ứng xử. + Nhân vật: loài vật, đồ vật hoặc con người. + Cốt truyện: xoay quanh một sự kiện để đưa ra bài học hoặc lời khuyên. + Tình huống truyện là tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến nhân vật bộc lộ tính cách. |
Tùy bút | + Là một thể trong ký, dùng để ghi chép, miêu tả. + Thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của cuộc sống. |
Tản văn | + Là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng. + Mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội. |
Văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động | + Văn bản thông tin. + Nhằm giúp người đọc hiểu được mục đích, ý nghĩa, quy cách thực hiện. + Bố cục rõ ràng, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ. |
Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học | + Thuộc thể nghị luận văn học, được viết ra để bàn về một tác phẩm văn học. + Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có thể là nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ, đề tài, chủ đề,.. + Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. + Các ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lý. |
Câu 2
Câu 2 (trang 121, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản thơ và trả lời các câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a. Văn bản trên thuộc thể loại thơ ngụ ngôn dựa vào những dấu hiệu:
+ Hình thức: thơ ngắn gọn, súc tích
+ Viết bằng văn vần
+ Đưa ra bài học về cách sống, cách sinh hoạt.
+ Nhân vật: là loài vật kiến, ve sầu,..
b. Tóm tắt:
Mùa đông đến, ve sầu không có nơi trú rét, không có thức ăn phải đến nhà kiến xin vay. Kiến hỏi ve suốt mùa hè đã làm gì. Ve nói suốt mùa hè ve ca hát còn Kiến thì bảo để kiến múa cho ve xem.
c. Nhận xét:
- Ve: đam mê ca hát, lười biếng, không chịu làm lụng
- Kiến: chăm chỉ, cần mẫn và thông minh.
d. Chủ đề: bài học về sự tiết kiệm, chăm chỉ
Câu 3
Câu 3 (trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
Sưu tầm các bài thơ bốn chữ năm chữ mà em thích sau đó nêu ấn tượng của cá nhân em khi đọc bài thơ đó
Lời giải chi tiết:
- Sưu tầm các bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Lượm (Tố Hữu), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh),...
- Ấn tượng của em với bài thơ Lượm: một bài thơ cảm động về một tấm gương bé bỏng hi sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Câu 4
Câu 4 (trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn (A-đam Khu) hoặc Cách ghi chép để nắm nội dung bài học (Du Gia Huy)
Lời giải chi tiết:
- Tác dụng:
+ Văn bản trở nên rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu hơn.
+ Những phần không thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ thì đã có hình ảnh minh họa khiến cho việc đọc hiểu vẫn diễn ra một cách thuận lợi.
Câu 5
Câu 5 (trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
Qua việc đọc các văn bản, rút ra lưu ý của bản thân
Lời giải chi tiết:
Lưu ý:
+ Đọc theo thứ tự từ lớn đến bé: vấn đề được bàn luận, ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ và dẫn chứng.
+ Tìm hiểu được đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận
+ Tìm hiểu các chi tiết phải theo tuần tự hợp lý
Câu 6
Câu 6 (trang 122, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
Tìm hoặc nhớ lại những bài đã học và điền vào bảng
Lời giải chi tiết:
Bài học | Thể loại | Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng |
1 | Thơ | Con chim chiền chiện (Huy Cận) |
2 | Truyện ngụ ngôn | Chân, tay, tai, mắt, miệng. |
3 | Tùy bút, tản văn | Mùa phơi sân trước (Nguyễn Ngọc Tư) |
4 | Văn bản thông tin | Phòng tránh đuối nước (Nguyễn Trọng An) |
5 | Văn bản nghị luận | Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng (Minh Khuê) |
Câu 7
Câu 7 (trang 123, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học và suy nghĩ của em trả lời các câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a. Công dụng: Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
b. Các phó từ: để, còn, đã.
c. Ba từ địa phương: hồi, mau, rặt.
d. Chủ đề xuyên suốt đoạn văn: nói về cảnh sinh hoạt ở thôn quê khi bước vào mùa phơi
=> Trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn trên giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt
Câu 8
Câu 8 (trang 123, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
a. Tìm các thuật ngữ và cho biết các thuật ngữ đó thuộc ngành khoa học nào.
b. Giải thích từ in đậm và tìm thêm một số từ có chứa yếu tố Hán Việt “hóa”
Lời giải chi tiết:
a. Các thuật ngữ: Chi tiết, nhan đề, sa-pô, ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, sơ đồ hóa thuộc ngành khoa học xã hội.
b.
- Sơ đồ hóa: là phương pháp diễn đạt nội dung dạy học bằng ngôn ngữ sơ đồ, bảng biểu, lược đồ,...
- Từ có chứa yếu tố Hán Việt “hóa”: Tạo hóa, vật hóa, biến hóa, giáo hóa, ....
Câu 9
VIẾT, NÓI VÀ NGHE
Câu 9 (trang 124, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học, vẽ sơ đồ trình bày các bước trong quy trình viết
Lời giải chi tiết:
Sơ đồ trình bày các bước trong quy trình viết:
Câu 10
Câu 10 (trang 124, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
Dựa vào những gì đã học và hiểu biết bản thân, điền vào bảng.
Lời giải chi tiết:
Kiểu bài | Trước khi viết | Tìm ý và lập dàn ý | Viết bài/ viết đoạn | Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm |
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ | - Xác định đề tài: nắm rõ đề tài được nhắc đến. -Thu thập tư liệu: Thu thập dẫn chứng thơ liên quan. | - Nghĩ ra những ý chính mà mình sẽ viết rồi lập dàn ý cụ thể. | Viết đoạn văn hoàn chỉnh, có cảm xúc và bám sát đề bài. | Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn. |
Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử | - Xác định đề tài: nắm rõ đề tài được nhắc đến. -Thu thập tư liệu: Thu thập dẫn chứng nhân vật/sự việc liên quan (hình ảnh, tư liệu, lời kể của nhân vật). | - Nghĩ ra những ý chính mà mình sẽ viết rồi lập dàn ý cụ thể. | Viết bài văn hoàn chỉnh, có cảm xúc và bám sát đề bài. | Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn. |
Bài văn biểu cảm về sự việc | - Xác định đề tài: nắm rõ đề tài được nhắc đến. -Thu thập tư liệu: Thu thập dẫn chứng sự việc liên quan (hình ảnh, tư liệu, lời kể của nhân vật). | - Nghĩ ra những ý chính mà mình sẽ viết rồi lập dàn ý cụ thể. | Viết bài văn hoàn chỉnh, có cảm xúc và bám sát đề bài. | Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn. |
Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học | - Xác định đề tài: nắm rõ đề tài được nhắc đến. -Thu thập tư liệu: Thu thập dẫn chứng nhân vật liên quan (hình ảnh, tư liệu, lời kể của nhân vật). | - Nghĩ ra những ý chính mà mình sẽ viết rồi lập dàn ý cụ thể. | Viết bài văn hoàn chỉnh, có cảm xúc và bám sát đề bài. | Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn. |
Bài văn thuyết minh về quy tắc hay luật lệ của hoạt động | - Xác định đề tài: nắm rõ đề tài được nhắc đến. -Thu thập tư liệu: Thu thập dẫn chứng quy tắc/ luật lệ liên quan (hình ảnh, tư liệu, lời kể của nhân vật). | - Nghĩ ra những ý chính mà mình sẽ viết rồi lập dàn ý cụ thể. | Viết bài văn hoàn chỉnh, có cảm xúc và bám sát đề bài. | Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn. |
Câu 11
Câu 11 (trang 124, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức em đã học sự kinh nghiệm bản thân, đưa ra những lưu ý khi sáng tác một bài thơ bốn hoặc năm chữ
Lời giải chi tiết:
- Thể hiện cách nhìn, cảm nhận,... của người viết về cuộc sống.
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp
- Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp
- Gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lí
- Đặt nhan đề phù hợp
- Đảm bảo đủ số chữ (bốn chữ hoặc năm chữ) ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại
Câu 12
Câu 12 (trang 124, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức em đã học sự kinh nghiệm bản thân, đưa ra những lưu ý khi trình bày bài nói: Kể lại một truyện ngụ ngôn (có sử dụng cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước)
Lời giải chi tiết:
Một số điểm lưu ý:
- Trình bày đủ các phần mở đầu, phần chính và kết thúc.
- Có những lưu ý chung, gợi mở dự đoán về bài học sẽ được rút ra.
- Trình bày rõ ràng về diễn biến của các sự việc
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu phù hợp
- Thể hiện được tính hài hước, triết lí của truyện ngụ ngôn.
- Chủ động, tự tin, nhìn vào người nghe khi nói.
- Đảm bảo thời gian quy định
Câu 13
Câu 13 (trang 124, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
Trả lời dựa vào suy nghĩ bản thân
Lời giải chi tiết:
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc và có điểm nhấn
- Sử dụng ngữ điệu linh hoạt.
- Sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phù hợp
- Sử dụng kết hợp các phương thức trực quan như hình ảnh, phim ngắn, sơ đồ minh họa
Câu 14
Câu 14 (trang 124, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương pháp giải:
Trả lời dựa theo suy nghĩ bản thân
Lời giải chi tiết:
- Thái độ lắng nghe, tôn trọng các ý kiến
- Hành xử đúng mực
- Lời nói chuẩn mực, chân thành
Unit 2: Healthy Living
Phần Địa lí
Đề thi học kì 2
Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa
Toán 7 tập 1 - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7