Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất
Tục ngữ và sáng tác văn chương
Thực hành tiếng Việt bài 7
Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt
Ôn tập bài 7
Bài đọc
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Tự học - một thú vui bổ ích
Nội dung chính
Nội dung chính
Văn bản giúp người đọc nhận ra được tầm quan trọng của tự học: tự học là sự cần thiết nhưng không bắt buộc, giúp ta hoàn toàn tự do, tự chủ giống như cái thú đi chơi bộ, một cuộc du lịch bằng trí óc, một thú vui thanh nhã |
Chuẩn bị đọc 1
Chuẩn bị đọc 1
Câu 1 (trang 6, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Thế nào là tự học?
Phương pháp giải:
Vận dụng tri thức nền, hiểu biết của bản thân để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Tự học được hiểu đơn giản là quá trình tự tiếp thu kiến thức, tự làm việc. Bản thân người học phải tự suy luận, tư duy,…làm chủ kiến thức và không bị giới hạn về thời gian, khối lượng kiến thức.
Chuẩn bị đọc 2
Chuẩn bị đọc 2
Câu 2 (trang 6, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Theo em, việc tự học có gì thú vị?
Phương pháp giải:
Vận dụng tri thức nền, hiểu biết của bản thân để trả lời
Lời giải chi tiết:
- Khi tự học, người học được làm chủ quá trình tiếp thu tri thức; bao gồm cả thời lượng học, khối lượng kiến thức phải nạp cùng phương pháp học.
- Tạo tinh thần thoải mái
- Tự khám phá ra một đơn vị kiến thức nào đó mang lại cảm giác thích thú, tâm đắc cho người học. Giúp người học khám phá được năng lực bản thân.
- Sản phẩm kiến thức của quá trình tự học sẽ được ghi nhớ lâu hơn.
Trải nghiệm cùng văn bản 1
Trải nghiệm cùng văn bản 1
(trang 6, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Vì sao tự học là “một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân”?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và giải thích.
Lời giải chi tiết:
- Nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian.
- Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông.
- Sách vở đem lại vô vàn những vật hữu hình và vô hình trong cuộc du lịch.
Trải nghiệm cùng văn bản 2
Trải nghiệm cùng văn bản 2
(trang 7, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Những trích dẫn được sử dụng trong đoạn văn nhằm mục đích gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và giải thích.
Lời giải chi tiết:
Những trích dẫn được sử dụng trong đoạn văn là những nhân vật, sự kiện cụ thể, chính xác nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về những lợi ích của việc tự học.
Suy ngẫm và phản hồi 1
Suy ngẫm và phản hồi 1
Câu 1 (trang 8, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Văn bản trên được viết nhằm mục đích gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào phần đọc “Tri thức ngữ văn” và nội dung của văn bản đã cho để trả lời mục đích của văn bản.
Lời giải chi tiết:
Văn bản trên được viết với mục đích thuyết phục người đọc về những lợi ích, sự thú vị của thói quen tự học.
Suy ngẫm và phản hồi 2
Suy ngẫm và phản hồi 2
Câu 2 (Trang 8, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Em hãy chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản dựa vào sơ đồ sau:
Phương pháp giải:
Xác định câu chủ đề để nhận biết ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. Từ đó vẽ sơ đồ chỉ ra mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng dựa vào sơ đồ trong SGK
Lời giải chi tiết:
Suy ngẫm và phản hồi 3
Suy ngẫm và phản hồi 3
Câu 3 (trang 9, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Em có nhận xét gì về những bằng chứng tác giả nêu ra trong đoạn trích dưới đây?
Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta vui vì thấy khả năng của ta đã thăng tiến và ta giúp đời nhiều hơn trước. Một thầy kí, một bác nông phu, bất kì hạng người nào, nếu chịu học hỏi tìm kiếm, cũng có thể cải thiện phương pháp làm việc của mình, và giảng giải những kinh nghiệm của mình cho người khác. Sau cùng, còn gì vui bằng tìm tòi và khám phá: Pat-xơ-tơ, Anh-xơ-tanh, hai vợ chồng Kiu-ri và hàng trăm nhà bác học khác, suốt đời nghèo nàn mà lúc nào cũng mãn nguyện hơn những vua chúa trên ngai vàng; cả tháng cả năm tự giam trong phòng thí nghiệm, không hề biết những tiêu khiển của người đời mà thấy thời giờ trôi qua vẫn quá mau, là nhờ thú tự học tìm tòi của họ.
Phương pháp giải:
Xác định những bằng chứng trong đoạn trích, lí giải nguyên nhân những bằng chứng này có thể làm tăng sức thuyểt phúc cho văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Đoạn trích có hai bằng chứng: bằng chứng thứ nhất về thầy kí, bác nông phu là những sự việc tiêu biểu, quen thuộc trong đời sống, khẳng định rằng dù bất kì ai chỉ cần tìm tòi, học tập thì sẽ tiến bộ và có thể cống hiến cho xã hội. Bằng chứng thứ hai là về các nhà khoa học nổi tiếng có sức ảnh hưởng và quá trình tự học của họ.
=> Vì vậy những bằng chứng này có tác dụng làm rõ cho ý kiến của người viết, dễ dàng được người đọc tin tưởng, tiếp nhận, nhờ đó thực hiện mục đích của văn bản là thuyết phục người đọc về những lợi ích của việc tự học.
Suy ngẫm và phản hồi 4
Suy ngẫm và phản hồi 4
Câu 4 (trang 9, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra Tự học – một thú vui bổ ích là văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống?
Phương pháp giải:
Đọc lại phần Tri thức đọc hiểu để chỉ ra một số dấu hiệu
Lời giải chi tiết:
- Văn bản thể hiện thái độ đề cao, đồng tình của người viết với việc tự học.
- Văn bản đưa ra được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để làm rõ ý kiến
- Các lí lẽ, ý kiến được sắp xếp theo trình tự hợp lí để người đọc nhận ra các lợi ích của việc tự học.
Suy ngẫm và phản hồi 5
Suy ngẫm và phản hồi 5
Câu 5 (trang 9, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Có bạn cho rằng: Tự học là không cần sự trợ giúp của người khác. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 100 chữ để trao đổi về ý kiến này.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học qua văn bản và sự hiểu biết cá nhân để viết đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Bằng những kiến thức tiếp thu qua văn bản “Tự học – một thú vui bổ ích” và hiểu biết cá nhân tôi không đồng tình với ý kiến “Tự học là không cần sự trợ giúp của người khác”. Chúng ta cần hiểu một cách toàn diện tự học không phải là không cần sự trợ giúp của ai, mà là người học chủ động, tự giác trong việc học của mình, biết lên kế hoạch học tập và chủ động tìm kiếm tri thức, biết tìm sự trợ giúp khi cần thiết để việc học tập được hiệu quả.
Đề thi giữa kì 1
Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ
Soạn Văn 7 Kết nối tri thức tập 1 - chi tiết
Phần Địa lí
Chương II. Phân tử. Liên kết hóa học
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7