Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất
Tục ngữ và sáng tác văn chương
Thực hành tiếng Việt bài 7
Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt
Ôn tập bài 7
Bài đọc
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Trò chơi cướp cờ
Nội dung chính
Nội dung chính
Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin cụ thể về trò chơi cướp cờ: mục đích, chuẩn bị, cách chơi. |
Chuẩn bị đọc
Chuẩn bị đọc
(Trang 45, SGK Ngữ Văn 7, tập 2)
Quan sát nhan đề và hình ảnh minh họa của văn bản, hình dung về cách chơi của trò cướp cờ. Chia sẻ với bạn về sự hình dung ấy của em.
Phương pháp giải:
Quan sát nhan đề và hình ảnh minh họa để hình dung, sau đó chia sẻ với bạn.
Lời giải chi tiết:
- Trò chơi gồm 2 đội chơi có số lượng bằng nhau từ 5 – 6 bạn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1, 2, 3, 4 ,5… các bạn phải nhớ số của mình.
- Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.
- Khi quản trò gọi số nào thì số đó phải về.
- Một lúc quản trò có thể gọi hai, ba, bốn số.
Suy ngẫm và phản hồi 1
Suy ngẫm và phản hồi 1
Câu 1 (Trang 47, SGK Ngữ Văn 7, tập 2)
Tìm trong văn bản trên những thông tin về luật chơi của trò chơi cướp cờ.
Phương pháp giải:
Đọc phần c (hướng dẫn cách chơi) tìm những câu văn nói về luật chơi.
Lời giải chi tiết:
- Người chơi chỉ đươc lên cướp cờ khi trọng tài gọi đúng số thứ tự của mình.
- Chỉ được đập (vỗ) nhẹ lên người chơi đối phương khi họ cầm cờ.
- Khi người chơi đã cầm cờ chạy qua được vạch của đội mình thì người chơi của đội kia không được đập vào người bạn chơi.
- Trọng tài có thể gọi nhiều cặp đôi của hai đội cùng lên cướp cờ
- Kết thúc cuộc chơi, đội nào được nhiều điểm hơn thì thắng cuộc. Phần thưởng cho đội thắng có thể là hiện vật hoặc đội thua cõng một vòng quanh sân.
Suy ngẫm và phản hồi 2
Suy ngẫm và phản hồi 2
Câu 2 (Trang 47, SGK Ngữ Văn 7, tập 2)
Theo em, để ghi được điểm trong trò chơi này, đội chơi phải làm gì?
Phương pháp giải:
Đọc phần c (hướng dẫn cách chơi) tìm thông tin để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Theo em, để ghi được điểm trong trò chơi này, người chơi phải chạy lên lừa lấy được cờ từ giữa sân sau tiếng hô của trọng tài và chạy về đến vạch của đội mình với cây cờ trên tay mà không bị bạn chơi ngăn cản hoặc đập (vỗ) nhẹ lên người.
Suy ngẫm và phản hồi 3
Suy ngẫm và phản hồi 3
Câu 3 (Trang 47, SGK Ngữ Văn 7, tập 2)
Mục đích của văn bản Trò chơi cướp cờ là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để xác định mục đích.
Lời giải chi tiết:
- Mục đích: Giới thiệu với bạn đọc về hình thức, cách chơi và luật chơi trò chơi cướp cờ.
- Đặc điểm giúp em nhận ra mục đích:
+ Tên nhan đề: Trò chơi cướp cờ
+ Về cấu trúc: gồm 3 phần: (a) Giới thiệu mục đích của quy trình; (b) Liệt kê những thứ cần chuẩn bị trước khi chơi; (c) Trình bày cách chơi
+ Về từ ngữ: sử dụng những từ ngữ chỉ thời gian như: đầu tiên, tiếp theo,...
+ Về loại từ: câu sử dụng nhiều động từ
+ Về đề mục: sử dụng đề mục để tóm tắt những thông tin chính của văn bản
Suy ngẫm và phản hồi 4
Suy ngẫm và phản hồi 4
Câu 4 (Trang 47, SGK Ngữ Văn 7, tập 2)
Thông tin trong văn bản Trò chơi cướp cờ được triển khai theo cách nào? Dựa vào đâu mà em xác định được? Cách triển khai thông tin ấy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ từng phần trong văn bản để khái quát đươc cách triển khai thông tin. Từ đó nêu tác dụng của cách triển khai thông tin ấy.
Lời giải chi tiết:
- Thông tin trong văn bản Trò chơi cướp cờ được triển khai theo trình tự thời gian.
- Dựa vào bố cục của văn bản từ phần chuẩn bị đến hướng dẫn cách chơi, tác giả trình bày thứ tự các bước cần thực hiện.
- Tác dụng: cách triển khai thông tin theo trật tự thời gian là phương pháp hiệu quả để thực hiện mục đích của văn bản giúp bạn đọc dễ dàng hình dung thứ tự các bước chơi và nhiệm vụ của từng người chơi.
Suy ngẫm và phản hồi 5
Suy ngẫm và phản hồi 5
Câu 5 (Trang 47, SGK Ngữ Văn 7, tập 2)
Hình vẽ trò chơi trong văn bản có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày thông tin của văn bản?
Phương pháp giải:
Bám sát nội dung của văn bản và quan sát hình trò chơi để nêu tác dụng
Lời giải chi tiết:
Hình vẽ trò chơi trong văn bản được dùng để tóm tắt, minh họa thông tin về cách chơi. Thông tin về cách chơi không những được đọc hiểu bằng kênh chữ mà còn được minh họa bằng kênh hình. Từ đó người đọc dễ dàng hình dung bao quát được cách chơi của trò chơi.
Suy ngẫm và phản hồi 6
Suy ngẫm và phản hồi 6
Câu 6 (Trang 47, SGK Ngữ Văn 7, tập 2)
Viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian (cướp cờ, đá cầu, kéo co,…) so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức nền, trải nghiệm bản thân để viết đoạn văn nêu ưu điểm của trò chơi dân gian.
Lời giải chi tiết:
Xã hội ngày càng phát triển, nền công nghệ điện tử cũng ngày một hiện đại góp phần tạo ra vô vàn những trò chơi điện tử đa dạng. Trò chơi điện tử thu hút người chơi bởi sự hiện đại, phong phú và nội dung lôi cuốn thế nhưng chúng ta không thể phủ nhận một số những ưu điểm nổi bật của trò chơi dân gian so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ. Trò chơi dân gian như cướp cờ, đá cầu, kéo co,…không những tạo không khí vui vẻ, mang tính tập thể, tinh thần đoàn kết khi chơi mà còn góp phần rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhanh nhẹn, tinh mắt, khả năng phán đoán và chuyển hướng hợp lí,… cho người chơi. Đặc biệt trò chơi giân dan còn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân Việt Nam.
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7
Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - siêu ngắn
Chủ đề 6: Em với công đồng
Tiếng Việt
Chủ đề 11. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7