1. Tập đọc: Bốn anh tài
2. Chính tả (Nghe - viết): Kim tự tháp Ai Cập
3. Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
4. Kể chuyện: Bác đánh cá và gã hung thần
5. Tập đọc: Chuyện cổ tích về loài người
6. Tập làm văn: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
7. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tài năng
8. Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
1. Tập đọc: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
2. Chính tả (Nghe - viết): Chuyện cổ tích về loài người
3. Luyện từ và câu: Câu kể Ai thế nào?
4. Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 21
5. Tập đọc: Bè xuôi sông La
6. Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
7. Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
1. Tập đọc: Bốn anh tài (tiếp theo)
2. Chính tả (Nghe - viết): Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
3. Luyện từ và câu : Luyện tập về câu kể Ai làm gì?
4. Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 20
5. Tập đọc: Trống đồng Đông Sơn
6. Tập làm văn: Miêu tả đồ vật
7. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Sức khỏe
8. Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu về địa phương
1. Tập đọc: Sầu riêng
2. Chính tả (Nghe - viết): Sầu riêng
3. Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
4. Kể chuyện: Con vịt xấu xí
5. Tập đọc: Chợ tết
6. Tập làm văn: Luyện tập quan sát cây cối
7. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Cái đẹp
8. Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
1. Tập đọc: Hoa học trò
2. Chính tả (Nghe - viết): Chợ Tết
3. Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang
4. Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 23
5. Tập đọc: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
6. Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
7. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Cái đẹp
8. Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
1. Tập đọc: Vẽ về cuộc sống an toàn
2. Chính tả (Nghe - viết): Họa sĩ Tô Ngọc Vân
3. Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì?
4. Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 24
5. Tập đọc: Đoàn thuyền đánh cá
6. Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối
7. Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
8. Tập làm văn: Tóm tắt tin tức
1. Tập đọc: Khuất phục tên cướp biển
2. Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
3. Chính tả (Nghe - viết): Khuất phục tên cướp biển
4. Kể chuyện: Những chú bé không chết
5. Tập đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
6. Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt tin tức
7. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Dũng cảm
8. Tập làm văn: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối
1. Tập đọc: Thắng biển
2. Chính tả (Nghe - viết): Thắng biển
3. Luyện từ và câu: Luyện tập về câu kể Ai là gì?
4. Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 26
5. Tập đọc: Ga-vrốt ngoài chiến lũy
6. Tập làm văn: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối
7. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Dũng cảm
8. Tập làm văn: Luyện tập miêu tả cây cối
1. Tập đọc: Đường đi Sa Pa
2. Chính tả (Nghe - viết): Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4..?
3. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Du lịch - Thám hiểm
4. Kể chuyện: Đôi cánh của Ngựa Trắng
5. Tập đọc: Trăng ơi...từ đâu đến?
6. Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt tin tức
7. Luyện từ và câu: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
8. Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
1. Tập đọc: Ăng-co Vát
2. Chính tả (Nghe - viết): Nghe lời chim nói
3. Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ cho câu
4. Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 31
5. Tập đọc: Con chuồn chuồn nước
6. Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật
7. Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
8. Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
1. Tập đọc: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
2. Chính tả (Nghe - viết): Đường đi Sa Pa
3. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Du lịch - Thám hiểm
4. Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe đã đọc - Tuần 30
5. Tập đọc: Dòng sông mặc áo
6. Tập làm văn: Luyện tập quan sát con vật
7. Luyện từ và câu: Câu cảm
8. Tập làm văn: Điền vào giấy tờ in sẵn
1. Tập đọc: Vương quốc vắng nụ cười
2. Chính tả (Nghe - viết): Vương quốc vắng nụ cười
3. Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
4. Kể chuyện: Khát vọng sống
5. Tập đọc: Ngắm trăng + Không đề
6. Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
7. Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu
8. Tập làm văn: Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật
1. Tập đọc: Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo)
2. Chính tả (Nghe - viết): Ngắm trăng. Không đề
3. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Lạc quan - Yêu đời
4. Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 33
5. Tập đọc: Con chim chiền chiện
6. Tập làm văn: Miêu tả con vật
7. Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
8. Tập làm văn: Điền vào giấy tờ in sẵn
1. Tập đọc: Tiếng cười là liều thuốc bổ
2. Chính tả (Nghe - viết): Nói ngược
3. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Lạc quan - Yêu đời
4. Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 34
5. Tập đọc: Ăn "mầm đá"
6. Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
7. Tập làm văn: Điền vào giấy tờ in sẵn
Đề 1
Tả một con vật nuôi trong nhà
Phương pháp giải:
Dàn bài tham khảo:
A. Mở bài:
Giới thiệu chú chó nhà em nuôi (nuôi từ lúc nào, do ai cho ?)
B. Thân bài:
a) Tả bao quát:
- Giới thiệu loại chó (giống chó gì? - chó Nhật, béc - giê, chó cỏ)
- Hình dáng: to bằng gì? Cao thế nào? Lông màu gì?
b) Tả chi tiết:
- Tả các bộ phận của chó, chọn tả đặc điểm nổi bật nhất.
Đầu (to, hình tam giác, trán rộng, mõm dài hay ngắn.
Chú ý: đặc điểm của chó tùy vào giống chó thuộc loại gì?
- Mắt: đen ươn ướt (hoặc nâu) sáng loáng như có nước, lanh lợi, tinh khôn.
- Mõm: đen, ươn ướt. đánh mùi rất thính nhạy.
- Tai: vểnh hay cúp? Bốn chân thế nào? Đuôi chó thế nào? (to như cái chổi sể)
c) Hoạt động của chó:
- Canh giữ nhà.
- Tính nết của con vật: thân thiết với người, mến chủ, yêu các thú nuôi trong nhà.
- Thói quen của con vật: tắm nắng, lăn ở bãi cỏ rộng ...
d) Nêu sự săn sóc của em đối với chú chó: cho ăn, tắm rửa, vui đùa.
C. Kết luận:
- Nêu ích lợi của việc nuôi chó.
- Nêu tình cảm của em đối với con chó đã tả.
Lời giải chi tiết:
Từ nhỏ tới giờ, em rất yêu thích động vật, đặc biệt là chó. Chó là một loài vật trung thành, chúng giống như những người bạn tốt của con người. Nhà em cũng nuôi một chú chó vô cùng đáng yêu.
Chú chó nhà em có tên là Đốm. Sở dĩ, em đặt tên cho chú như vậy là vì lông của chú có 3 màu xen kẽ nhau. Có vẻ, chú chó nhà em rất thích cái tên này. Mỗi lần em gọi tên, chú lại ngoe nguẩy chiếc đuôi và chạy tới.
Đốm có hai mắt đen láy, long lanh như hai hòn bi ve. Chiếc mũi của chú cũng có màu đen, lúc nào cũng ẩm ướt. Đôi tai ngắn, lúc nào cũng cố vểnh lên như đang nghe ngóng điều gì đó. Hàm răng của Đốm nhọn hoắt, trắng tinh. Đốm có thân hình tròn vo, mập mạp với bốn chiếc chân ngắn tũn trông vô cùng đáng yêu. Chiếc đuôi của đốm dù ngắn nhưng cứ hễ gặp người quen là lại ngoe nguẩy mừng quýnh.
Đốm ăn rất nhiều. Bữa nào mẹ em cũng cho Đốm ăn một bát cơm đầy với thức ăn. Mỗi khi em đi học về, Đốm đều chạy ra ngoài cổng và quấn lấy chân em như thể muốn được vuốt ve. Chiều nào em cũng đưa Đốm đi chơi quanh xóm. Những lúc nhà em đi vắng, Đốm còn làm nhiệm vụ trông giữ nhà cửa. Chỉ cần có người lạ đến gần là Đốm lại sủa lớn.
Em rất yêu quý Đốm. Đốm giống như một thành viên của gia đình em. Em sẽ chăm sóc Đốm thật cẩn thận để nó ngày càng lớn hơn.
Đề 2
Tả một con vật nuôi ở vườn thú.
Phương pháp giải:
A. Mở bài
- Giới thiệu về con hổ trong vườn bách thú
B. Thân bài
a. Tả bao quát
- Hình dáng hổ như thế nào?
- Bộ lông hổ ra sao?
b. Tả chi tiết
Tả chi tiết các bộ phận của con hổ, kèm theo các từ ngữ gợi hình gợi cảm hoặc hình ảnh so sánh, nhân hóa cho sinh động
Đầu, hai tai, cặp mắt, cánh mũi, miệng, bốn chân
c. Tả hoạt động
Thói quen ăn uống và đi lại của hổ
C. Kết bài
Cảm nghĩ của em về chú hổ
Lời giải chi tiết:
Bài làm tham khảo miêu tả con hổ trong vườn bách thú
Mỗi tháng một lần, bố mẹ đưa em đi chơi vườn thú vào ngày chủ nhật. Ở đó có nhiều loài thú lạ, em xem hoài không chán. Nhưng em thích nhất vẫn là con hổ.
Chuồng hổ được đặt ở góc trong cùng của vườn thú và rộng nhất so với các chuồng thú khác. Trong chuồng hổ có một cây cổ thụ mọc tự nhiên và người ta còn làm núi giả, có cá suối nước chảy róc rách. Ở đó chỉ có duy nhất một con hổ.
Đó là một con hổ rất lớn. Thân nó cao khoảng một thước, dài hơn một thước rưỡi. Từ đầu đến chân hổ phủ một lớp lông ngắn màu vàng sậm có những vằn đen. Cả cái đuôi dài cũng một màu lông như thế.
Đầu hổ tròn, lớn hơn quả dừa, nối với thân bằng một cái cổ ngắn, rất khỏe. Hai tai ngắn, vểnh lên. Cặp mắt tròn, to bằng quả chanh, màu vàng nhạt, lúc nào cũng long lên trông rất dữ tợn. Cánh mũi có màu hồng đậm, lúc nào cũng phập phồng như đang đánh hơi. Miệng nó rộng, xung quanh có những sợi ria vàng, thỉnh thoảng lại nhe ra để lộ hàm rang khỏe có những chiếc răng nhanh nhọn hoắt. Em thích nhất là nhìn hổ đi. Bốn chân khỏe, bước những nước chậm rãi, êm áo. Toàn thân hổ uốn lượn mềm mại như sóng, nhịp nhàng theo bước chân đi. Khi bước lên sườn núi, con hổ dừng lại và phóng mắt nhìn ra xung quanh. Dáng hổ vươn cao theo dốc núi, đuôi cong lên, trong thật đẹp và oai vệ. Nhưng chỉ được một chốc, nó lại khoanh mình dưới gốc cây cổ thụ, nằm thiu thiu ngủ. Bố em bảo có lẽ nó nhớ núi rừng quê hương của nó.
Có lần em thấy các bác trong vườn thú cho hổ ăn. Từng mảnh thịt bò lớn được ném vào chuồng. Hổ nằm dài, chân trước đặt lên tảng thịt, dùng răng ngoạm và xé từng miếng thịt rất dễ dàng bằng những chiếc răng nanh nhọn sắc. Ăn xong, hổ uể oải đứng dậy, đi đến bên dòng suối uống nước rồi lại trở về khoanh mình bên gốc cây.
Em rất thích ngắm hổ. Trong cảm nhận của em, con hổ là hình ảnh của núi rừng hoang dã, của sức mạnh tự nhiên, đẹp đẽ và kiêu hùng.
Đề 3
Tả một con vật em chợt gặp trên đường.
Phương pháp giải:
A. Mở bài
- Giới thiệu chung về con vật
- Em gặp con vật đó trong hoàn cảnh nào
B. Thân bài
a. Tả bao quát
- Hình dáng vật như thế nào?
- Bộ lông vật ra sao?
b. Tả chi tiết
Tả chi tiết các bộ phận của con vật, kèm theo các từ ngữ gợi hình gợi cảm hoặc hình ảnh so sánh, nhân hóa cho sinh động
Đầu, hai tai, cặp mắt, cánh mũi, miệng, bốn chân,….
c. Tả hoạt động
Thói quen ăn uống và đi lại của con vật
C. Kết bài
Cảm nghĩ của em về con vật đó
Lời giải chi tiết:
Cuối tuần, em theo bố đi Đồng Nai thăm một người bạn cũ của bố. Khi xe đừng ăn trưa dọc đường, em tình cờ trông thấy một con trâu đang ăn cỏ ven đường.
Con trâu lông đen mượt, to và cao, bề dài trâu áng chừng một mét rưỡi. Đầu trâu hình khối kim tự tháp. Sừng trâu cong cong hình lưỡi liềm, to bằng bắp tay em nhọn vút. Mắt trâu to và dài, lông mi của nó có màu trắng bạc như tóc một cụ già. Mũi trâu to, người ta xỏ một sợi dây thừng qua mũi trâu để dễ nắm dắt trâu đi. Con trâu đứng bên vệ đường điềm nhiên ăn có dọc theo bờ ruộng. Hàm trâu đưa qua, đưa lại nhai cỏ, tiếng trâu liếm cỏ nghe rất ngon lành. Con trâu em trông thấy có lẽ là một con trâu cày vì vai nó lực lưỡng, bốn chân to còn bê bết bùn sình và ách cày đang tháo đổ ở ruộng. Chắc là chủ trâu cho trâu nghỉ ăn cỏ. Con trâu bước tới từng bước một, chậm rãi nhai cỏ, đuôi chủ trâu ve vẩy trông rất nhàn rỗi.
Con trâu là bạn của nhà nông, trâu giúp nông dân cày bừa. Phân trâu dùng để bón ruộng đất rất tốt. Ngày nay, mặc dù người ta dùng máy cày để cày ruộng nhưng trâu vẫn vô cùng cần thiết. Ở những đám ruộng nhỏ, khó đi thì dùng trâu cày tiện hơn cày máy. Trâu còn dùng để kéo xe, kéo các guồng xay xát như ép mía để làm đường theo kiểu sản xuất thủ công. Trâu còn dùng để trục bùn đáy ao nuôi tôm trong chăn nuôi thủy sản… Vì thế, bà con nông dân ta có câu: "Con trâu là đầu cơ nghiệp”.
Được đi chơi xa cùng bố và được nhìn thấy một con trâu khỏe đẹp, trông thấy cảnh đồng quê thanh bình em rất vui sướng. Cảnh vật cũng làm cho em hiểu biết thêm về đời sống, sinh hoạt của nhà nông. Em sẽ học tập tốt để có khả năng cống hiến sức mình, giúp nông dân và trâu đỡ vất vả hơn.
Đề 4
Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên hoạ báo hay trên truyền hình, phim ảnh.
Phương pháp giải:
A. Mở bài
- Giới thiệu chung về con vật
- Em gặp con vật đó trong hoàn cảnh nào
B. Thân bài
a. Tả bao quát
- Hình dáng vật như thế nào?
- Bộ lông vật ra sao?
b. Tả chi tiết
Tả chi tiết các bộ phận của con vật, kèm theo các từ ngữ gợi hình gợi cảm hoặc hình ảnh so sánh, nhân hóa cho sinh động
Đầu, hai tai, cặp mắt, cánh mũi, miệng, bốn chân,….
c. Tả hoạt động
Thói quen ăn uống và đi lại của con vật
C. Kết bài
Cảm nghĩ của em về con vật đó
Lời giải chi tiết:
Với truyền hình cáp chương trình trên ti vi phong phú hơn. Một số kênh truyền hình chuyên về một chương trình nào đó và rất được khán giả ưa chuộng. Trong số đó em rất yêu thích chương trình "Thế giới động vật”. Hôm nay chương trình ấy giới thiệu hình ảnh và tập tính sống của chim đại bàng.
Đại bàng còn gọi là chim ưng là một loài chim săn mồi cỡ lớn. Đại bàng loại lớn có chiều dài cơ thể hơn một mét nặng bảy ki-lô-gam. Nó có cái đầu lớn như quả đấm của võ sĩ quyền anh. Bộ lông của đại bàng là một áo choàng đẹp: lông đầu màu trắng ngà hơi pha màu kem sữa, lông mình và lông cánh màu đen, lông ngực và lông bụng của đại bàng màu trắng. Mắt của đại bàng to, hơi xếch, có màu do cam viền quanh con người rất đẹp. Mỏ của nó cứng, màu nâu khoằm xuống. Sải cánh của đại bàng dài từ một mét rưỡi đến hai mét. Đại bàng thường làm tổ trên núi cao hoặc cây cao. Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước. Đại bàng có dáng đẹp và uy dũng. Nó là loài chim săn mồi giỏi, thường được thợ săn nuôi và huấn luyện để bắt mồi. Đại bàng biểu tượng cho sức mạnh và lòng can đảm, tầm nhìn xa và sự bất tử. Nó được coi là vua của không trung và sứ giả của vị thần tối cao. Vì thế hình ảnh đại bàng được dùng dế làm huy hiệu cho một số lực lượng như Trung tâm tình báo Mỹ. Đại bàng là chúa tể các loài chim giống như hổ là chúa sơn lâm của rừng sơn vậy.
Đại bàng là con chim đẹp và dũng mãnh. Em rất thích chim đại bàng. Em ao ước lớn lên em cũng mạnh mẽ, bay cao và bay xa trên con đường sự nghiệp như chim đại bàng bay giữa không trung vậy.
Unit 2: Family and Friends
Chủ đề 4. Tôn trọng tài sản của người khác
Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Toán 4
Bài 1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí
Unit 12: Health
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4