TIẾNG VIỆT 4 TẬP 2

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 83 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5

Câu 1

Tìm từ cùng nghĩa với dũng cảm:

M: - Từ cùng nghĩa: can đảm

     - Từ trái nghĩa: hèn nhát

Phương pháp giải:

Dũng cảm: có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm

Lời giải chi tiết:

Từ cùng nghĩa: Can đảm, gan góc, gan dạ, can trường, bạo gan, quả cảm, anh dũng, anh hùng,

Từ trái nghĩa: nhút nhát, hèn nhát, nhát gan, yếu hèn,...

Câu 2

Đặt câu với một trong các từ tìm được:

Phương pháp giải:

Con đặt câu sao cho phù hợp về nghĩa và cấu trúc ngữ pháp.

Lời giải chi tiết:

Trong chiến đấu, chỉ những người can đảm, gan dạ mới có thể làm nên những chiến công.

Câu 3

Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh.

- ....... bênh vực lẽ phải

- Khí thế .....

- Hi sinh ....

Phương pháp giải:

- Anh dũng: dũng cảm quên mình

- Dũng cảm: Có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm.

- Dũng mãnh: Dũng cảm và mạnh mẽ một cách phi thường.

Lời giải chi tiết:

-    Dũng cảm bênh vực lẽ phải.

-    Khí thế dũng mãnh.

-    Hi sinh anh dũng.

Câu 4

Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?

Ba chìm bảy nổi; vào sinh ra tử; cày sâu cuốc bẫm; gan vàng dạ sắt; nhường cơm sẻ áo; châm lấm tay bùn

Phương pháp giải:

- Ba chìm bảy nổi: Được dùng để ví cảnh ngộ khi lên khi xuống, long đong vất vả nhiều phen.

- Vào sinh ra tử: Xông pha nơi trận mạc nguy hiểm, luôn trong tình trạng cận kề cái chết.

- Cày sâu cuốc bẫm: Chỉ sự cần cù, chăm chỉ lao động của người nông dân.

- Gan vàng dạ sắt: Ví tinh thần, ý chí vững vàng, không dao động trước mọi khó khăn, thử thách.

- Nhường cơm sẻ áo: Giúp đỡ, nhường nhịn và san sẻ cho nhau những thứ tối cần thiết cho đời sống thiếu thốn, khó khăn.

- Chân lấm tay bùn: Cảnh làm ăn lam lũ, vất vả ngoài đồng ruộng.

Lời giải chi tiết:

Các thành ngữ nói về lòng dũng cảm:

-    Vào sinh ra tử.

-    Gan vàng dạ sắt.

Câu 5

Đặt câu với một trong các thành ngữ vừa tìm được ở bài tập 4

Phương pháp giải:

- Ba chìm bảy nổi: Được dùng để ví cảnh ngộ khi lên khi xuống, long đong vất vả nhiều phen.

- Vào sinh ra tử: Xông pha nơi trận mạc nguy hiểm, luôn trong tình trạng cận kề cái chết.

- Cày sâu cuốc bẫm: Chỉ sự cần cù, chăm chỉ lao động của người nông dân.

- Gan vàng dạ sắt: Ví tinh thần, ý chí vững vàng, không dao động trước mọi khó khăn, thử thách.

- Nhường cơm sẻ áo: Giúp đỡ, nhường nhịn và san sẻ cho nhau những thứ cần thiết cho đời sống thiếu thốn, khó khăn.

- Chân lấm tay bùn: Cảnh làm ăn lam lũ, vất vả ngoài đồng ruộng.

Lời giải chi tiết:

Bác Long và bác An là hai chiến hữu từng vào sinh ra tử với nhau.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved