Bài 1
Tính:
a) 3 giờ 12 phút \(\times\) 3
4 giờ 23 phút \(\times\) 4
12 phút 25 giây \(\times\) 5
b) 4,1 giờ \(\times\) 6
3,4 phút \(\times\) 4
9,5 giây \(\times\) 3
Phương pháp giải:
- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép nhân các số tự nhiên.
- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.
- Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Một chiếc đu quay quay mỗi vòng hết 1 phút 25 giây. Bé Lan ngồi trên đu quay và quay 3 vòng. Hỏi bé Lan ngồi trên đu quay bao nhiêu lâu ?
Phương pháp giải:
Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay = thời gian đu quay quay 1 vòng × 3.
Lời giải chi tiết:
Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là:
1 phút 25 giây × 3 = 3 phút 75 giây
3 phút 75 giây = 4 phút 15 giây (vì 75 giây = 1 phút 15 giây)
Đáp số: 4 phút 15 giây.
Lý thuyết
a) Ví dụ 1: Trung bình một người thợ làm xong một sản phẩm hết 1 giờ 10 phút. Hỏi người đó làm 3 sản phẩm như thế hết bao nhiêu thời gian ?
Ta phải thực hiện phép nhân:
1 giờ 10 phút × 3 = ?
Ta đặt tính rồi tính như sau:
Vậy: 1 giờ 10 phút × 3 = 3 giờ 30 phút.
b) Ví dụ 2: Mỗi buổi sáng Hạnh học ở trường trung bình 3 giờ 15 phút. Một tuần lễ Hạnh học ở trường 5 buổi. Hỏi mỗi tuần lễ Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian ?
Ta phải thực hiện phép nhân:
3 giờ 15 phút × 5 = ?
Ta đặt tính rồi tính như sau:
Vậy : 3 giờ 15 phút × 5 = 16 giờ 15 phút.
Tuần 8: So sánh số thập phân
Tuần 22: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. Thể tích của một hình
Tuần 17: Luyện tập chung
Bài 10: Ủy ban nhân dân xã (phường) em
Bài tập cuối tuần 22