Bài 1
Viết số thích hợp vào ô trống:
Phương pháp giải:
Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
\(t = s : v\)
Lời giải chi tiết:
Bài 2
a) Trên quãng đường 23,1km, một người đi xe đạp với vận tốc 13,2 km/giờ. Tính thời gian đi của người đó.
b) Trên quãng đường 2,5km, một người chạy với vận tốc 10 km/giờ. Tính thời gian chạy của người đó.
Phương pháp giải:
Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
\(t = s : v\)
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
a) Quãng đường: 23,1km
Vận tốc: 13,2 km/giờ
Thời gian: ...?
b) Quãng đường 2,5km
Vận tốc 10 km/giờ
Thời gian: ...?
Bài giải
a) Thời gian đi của người đi xe đạp là:
\(23,1 : 13,2 = 1,75\) (giờ)
Đổi \(1,75\) giờ \(= 1\) giờ \(45\) phút
b) Thời gian chạy của người đó là:
\(2,5 : 10 = 0,25\) (giờ)
Đổi \(0,25\) giờ \(= 15\) phút
Đáp số: a) \(1\) giờ \(45\) phút;
b) \(15\) phút.
Bài 3
Một máy bay bay với vận tốc 860 km/giờ được quãng đường 2150km. Hỏi máy bay đến nơi lúc mấy giờ, nếu nó khởi hành lúc 8 giờ 45 phút ?
Phương pháp giải:
- Tìm thời gian bay ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
- Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian bay.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Quãng đường: 2150km
Vận tốc: 860 km/giờ
Khởi hành: 8 giờ 45 phút
Đến nơi: ...giờ ...phút?
Bài giải
Thời gian máy bay bay hết quãng đường đó là:
2150 : 860 = 2,5 (giờ)
Đổi 2,5 giờ = 2 giờ 30 phút.
Máy bay đến nơi lúc:
8 giờ 45 phút + 2 giờ 30 phút = 10 giờ 75 phút
10 giờ 75 phút = 11 giờ 15 phút (vì 75 phút = 1 giờ 15 phút)
Đáp số: 11 giờ 15 phút.
Lý thuyết
a) Bài toán 1: Một ô tô đi được quãng đường \(170km\) với vận tốc \(42,5km/\)giờ. Tính thời gian ô tô đi quãng đường đó.
Bài giải:
Thời gian ô tô đi là:
\(170 : 42,5 = 4\) (giờ)
Đáp số: \(4\) giờ.
Nhận xét : Để tính thời gian đi của ô tô ta lấy quãng đường đi được chia cho quãng đường ô tô đi được trong \(1\) giờ hay vận tốc của ô tô.
Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Ta có: \(t = s : v\)
- Một số công thức cần nhớ:
+) Thời gian đi = thời gian đến – thời gian khởi hành – thời gian nghỉ (nếu có).
+) Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).
+) Thời gian khởi hành = thời gian đến – thời gian đi – thời gian nghỉ (nếu có).
b) Bài toán 2 : Một ca nô đi với vận tốc 36km/giờ trên quãng đường sông dài 42km. Tính thời gian đi của ca nô trên quãng đường đó.
Bài giải:
Thời gian đi của ca nô là:
\(42:36=\dfrac{7}{6}\) (giờ)
\(\dfrac{7}{6}\) giờ \(= 1\dfrac{1}{6}\) giờ \(= 1\) giờ \(10\) phút.
Đáp số: \( 1\) giờ \(10\) phút.
c) Bài toán 3: Trên quãng đường dài \(2km\), một người chạy với vận tốc \(8\) m/giây. Hỏi người đó chạy quãng đường đó hết bao nhiêu giây?.
Bài giải:
Đổi \(2km = 2000m\)
Thời gian chạy của người đó là:
\(2000:8 = 250\) (giây)
Đáp số: \(250\) giây.
Chương 1. Ôn tâp và bổ sung về phân số. Giải toán liên quan đến tỉ lệ. Bảng đơn vị đo diện tích
Tuần 30: Ôn tập về: Đo diện tích, đo thể tích, đo thời gian. Ôn tập về phép cộng các số tự nhiên, phân số, số thập phân
KỂ CHUYỆN, THUẬT CHUYỆN
Chuyên đề 7. Bài toán công việc chung, công việc riêng
Bài tập cuối tuần 10