SHDC
1. Tham gia múa, hát, đọc thơ theo chủ đề "Tri ân thầy cô".
2. Cổ vũ các tiết mục văn nghệ và chia sẻ cảm xúc về tiết mục em yêu thích.
Phương pháp: HS thực hiện các tiết mục văn nghệ theo sự chuẩn bị của nhóm/ lớp và nêu cảm nhận của bản thân.
Lời giải chi tiết:
1. Học sinh tham gia múa, hát, đọc thơ theo chủ đề "Tri ân thầy cô".
2. Có nhiều tiết mục văn nghệ trong Lễ kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam, nhưng ấn tượng nhất với em vẫn là tiết mục múa hát của các chị lớp 5B. Hai tốp nữ sinh váy đủ màu sặc sỡ, đầu cột nơ hồng, trên gương mặt lại điểm thêm một chút phấn với môi son trông rất xinh. Rồi tiếng hát vang lên, các điệu múa cũng bắt đầu theo tiếng hát. Những cánh tay xinh xinh nhịp nhàng đưa lên đưa xuống, qua lại, rồi những động tác uốn người thật dẻo, thật đều cứ thế cho đến hết bài. Buổi biểu diễn văn nghệ diễn ra thật ấn tượng, em cũng như mọi người ra về trong tâm trạng hân hoan với niềm vui khó tả.
HĐ 6
1. Kể về một lần em đã gặp phải vấn đề với bạn.
Gợi ý:
Nêu vấn đề của em với bạn
Thời điểm xảy ra vấn đề đó
Những lời nói, việc làm em đã thực hiện khi đó.
2. Trao đổi về những vấn đề thường xảy ra trong mối quan hệ với bạn bè mà em biết.
Phương pháp: Dựa vào gợi ý, tranh vẽ kết hợp tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
1. Tuần trước, em mượn bạn quyển truyện tranh về nhà đọc. Không may, em trai 3 tuổi của em đã xé mất vài trang của quyển truyện ấy. Vì đó là quyển truyện mà bạn em rất yêu thích nên bạn đã nổi giận với em. Em cảm thấy rất có lỗi vì mình đã không bảo quản cẩn thận. Em đã xin lỗi bạn và nhờ mẹ ra hiệu sách mua lại quyển truyện đó để trả lại bạn.
2. Tranh 1: Một bạn nam đang trách móc bạn vì bạn làm hỏng bút của mình (nói lời trách móc)
Tranh 2: Hai bạn nữ đang thì thầm nói điều tiêu cực về một bạn nữ khác (Cô lập bạn)
- Những vấn đề thường xảy ra trong mối quan hệ với bạn bè:
Hay giận dỗi bạn
Dễ nổi cáu với bạn
Bất đồng ý kiến
Thất hứa với bạn
Bị bắt nạt
Bị nói xấu
HĐ 7
1. Trao đổi cách giải quyết khi có vấn đề xảy ra trong quan hệ với bạn bè
2. Thảo luận và đề xuất những cách giải quyết vấn đề khác mà em biết.
Phương pháp: Dựa vào tranh vẽ, tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
1. Tranh 1: Một bạn nam đang giải thích cho bạn nữ về hiểu lầm của bạn nữ với mình.
Tranh 2: Một bạn nữ đang suy nghĩ rằng sẽ chờ khi bạn bớt giận thì nói chuyện với bạn (lựa chọn thời điểm thích hợp để nói chuyện với bạn).
2. Vấn đề: Em bị các bạn đùa dai.
=> Cách giải quyết: Luôn nghiêm túc trong mọi việc. Nhất quán quan điểm cái nào nên đùa cái nào không nên đùa để tránh gây mâu thuẫn cho cả hai.
Vấn đề: Em bị bắt nạt
=> Cách giải quyết: Trở lên mạnh mẽ và có chính kiến hơn. Khẳng định bản thân không tự ti để tránh bị bắt nạt.
SHL
1. Chơi trò chơi "Tạo hình theo chủ đề"
- Mỗi nhóm thảo luận để tìm ra tên chủ đề mà nhóm mình muốn tạo hình.
- Các nhóm phân công thành viên và sắp xếp để tạo hình theo chủ đề đã chọn.
- Các nhóm đoán chủ đề của nhóm bạn.
2. Chia sẻ cảm xúc sau khi chơi
Phương pháp: HS tổ chức trò chơi theo nhóm/ lớp và nêu cảm nhận của bản thân.
Lời giải chi tiết:
1. Học sinh chơi trò chơi "Tạo hình theo chủ đề"
2. Sau khi chơi trò chơi, em thấy trò chơi này giúp em và các bạn thể hiện được tinh thần đồng đội, sự thấu hiểu, ngoài ra còn khiến tình bạn thêm gắn kết. Chúng em đã có một buổi chơi rất thú vị, tràn đầy tiếng cười..
Bài tập cuối tuần 29
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều tập 2
Chủ đề 4: Nấm
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
Chủ đề 8: Vui cùng âm nhạc