SHDC
1. Giao lưu cùng chuyên gia về phòng tránh xâm hại tình dục.
2. Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của em sau buổi giao lưu.
Phương pháp: Chú ý lắng nghe chia sẻ của chuyên gia và nêu cảm nhận của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Sau buổi giao lưu, em biết rằng xâm hại tình dục là một vấn đề nhức nhối và gây nhiều phẫn nộ trong thời gian qua. Nhiều vụ xâm hại tình dục dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về cả thể chất lẫn tinh thần cho nạn nhân, gây ra nhiều bức xúc trong xã hội. Chính vì vậy, chúng em cần phải trang bị những kiến thức và kĩ năng để bảo vệ bản thân.
HĐ 7
1. Trao đổi về những nguy cơ bị xâm hại tình dục trong các tranh sau:
2. Trao đổi với bạn về các báo động trước nguy cơ bị xâm hại tình dục.
- Sắp xếp lại các thẻ chữ và thẻ hình cho phù hợp.
- Chia sẻ cách hiểu của em về từng loại báo động trước nguy cơ bị xâm hại tình dục.
3. Thảo luận về những tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục và cách phòng tránh.
Phương pháp: Dựa vào tranh vẽ, tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
1. Tranh 1: Ở hành lang khu chung cư, chỉ có chú bảo vệ và bạn nữ, chú bảo vệ chạm tay vào "vùng đồ bơi" của bạn nữ khiến bạn nữ hoảng sợ.
Tranh 2: Tại nhà của bạn nữ, bố mẹ không có nhà, ông khách cố tình giơ tay như muốn ôm vào người bạn nữ, bạn nữ cảm thấy không thoải mái
Tranh 3: Trong buổi tiệc sinh nhật, một anh lớn tuổi kéo bạn nữ vào lòng với ý định bế bạn nữ đó ngồi lên đùi mình.
Tranh 4: Trong buổi dã ngoại, tại khu vực rừng cây khá vắng vẻ, một bạn trai ôm và định hôn bạn nam, bạn nam không đồng ý và kêu lên "Đừng động vào tôi!"
2.
- Nếu ai đó NHÌN "vùng đồ bơi" của em hoặc dụ dỗ em NHÌN "vùng đồ bơi" của họ thì đó gọi là báo động nhìn
- Kẻ xấu chỉ có thể làm hại em khi em ở một mình. Chính vì vậy, đừng bao giờ ở một mình với người không quen biết, đặc biệt khi em không có bố mẹ bên cạnh. Ở MỘT MÌNH với người không quen biết được gọi là báo động một mình
- Em không nên để ai (ngoại trừ người thân ruột thịt) bế, ôm, hôn mình. Nếu ai ÔM, bế hay hôn em thì đó gọi là báo động ôm
- Nếu ai đó NÓI về "vùng đồ bơi" của em thì đó gọi là báo động nói
- Nếu ai đó CHẠM vào "vùng đồ bơi" của em hoặc yêu cầu em CHẠM vào "vùng đồ bơi" của họ thì đó gọi là báo động chạm
3. Tình huống: Ở nhà một mình => Cách phòng tránh: Không mở cửa cho người lạ
Tình huống: bị động chạm cơ thể => Cách phòng tránh: hét to để tìm kiếm sự giúp đỡ
HĐ 8
1. Thảo luận về cách xử lí các tình huống sau:
Tình huống 1: Gia Hân là học sinh lớp 4. Một hôm, Gia Hân đang chơi cùng bạn ở hành lang chung cư, chú Hùng hàng xóm đi qua khen Gia Hân xinh và kéo Gia Hân lại, ôm vào lòng. Nếu là Gia Hân, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Hôm ấy, mẹ Phương bị ốm không đi đón được nên Phương phải đi bộ về nhà. Đến đoạn đường vắng vẻ, có một chú lạ mặt đi sát và cố ý đụng chạm vào người em. Nếu là Phương, em sẽ làm gì?
2. Sắm vai xử lí tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục.
Phương pháp: Tìm hiểu thông tin trên internet, sách, báo,… và vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
1. Tình huống 1: Nếu em là Gia Hân, em sẽ vùng vẫy để thoát ra khỏi người chú Hùng, chạy về nhà đóng cửa và mách bố mẹ.
Tình huống 2: Nếu là Phương, em lập tức tránh chú kia, di chuyển đến nơi có thể kêu cứu hoặc có thể nhờ người giúp đỡ. Về nhà thì em sẽ tâm sự với bố mẹ về chuyện vừa rồi để lần sau bố mẹ sắp xếp đi đón em.
2. Học sinh sắm vai vào tình huống 1 và 2.
SHL
1. Phân vai chuẩn bị và thực hành diễn tập cách bảo vệ bản thân, phòng tránh bị xâm hại tình dục.
2. Chia sẻ cảm nhận của em sau khi thực hành diễn tập cách bảo vệ bản thân, phòng tránh bị xâm hại tình dục.
Phương pháp:
HS thực hiện diễn tập theo sự chuẩn bị của nhóm/ lớp và nêu cảm nhận của bản thân.
Lời giải chi tiết: Qua buổi diễn tập, em đã học được một số cách bảo vệ bản thân, phòng tránh bị xâm hại tình dục. Em cần phải nâng cao ý thức cảnh giác trước hành vi xâm hại tình dục, bình tĩnh, khôn khéo thoát ra khỏi tình huống nguy hiểm và em cần phải báo ngay với người thân, cơ quan chức năng để có hình thức can thiệp.
HĐNT
Chia sẻ với người thân về cách phòng tránh bị xâm hại tình dục.
Phương pháp: Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi. Sử dụng internet, sách, báo,…để tra cứu thêm thông tin.
Lời giải chi tiết:
Một số cách phòng tránh bị xâm hại tình dục:
- Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm
- Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác
- Không cho người lạ mặt vào nhà
- Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác
- Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào…
Đánh giá hoạt động
Em tự đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động theo gợi ý:
Hoàn thành tốt: 3 sao
Hoàn thành: 2 sao
Chưa hoàn thành: 1 sao
- Nhận biết tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
- Xác định những nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại thân thể.
- Nhận diện những hành vi và cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần.
- Nhận diện nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tình dục.
- Thực hành cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại thân thể, xâm hại tinh thần và xâm hại tình dục.
Phương pháp: HS lập bảng và thực hiện tự đánh giá theo gợi ý.
Lời giải chi tiết:
Hoạt động | Đánh giá | ||
Hoàn thành tốt | Hoàn thành | Chưa hoàn thành | |
- Nhận biết tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
| *** |
|
|
- Xác định những nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại thân thể. | *** |
|
|
- Nhận diện những hành vi và cách phòng tránh bị xâm hại tinh thần. |
| ** |
|
- Nhận diện nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tình dục. | *** |
|
|
- Thực hành cách ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại thân thể, xâm hại tinh thần và xâm hại tình dục. |
| ** |
|
Review 6
Học kỳ 2 - SBT Phonics-Smart 4
VNEN Toán 4 - Tập 1
Bài 7. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Chủ đề 6. Mở rộng vốn từ