1. Lời của cây - Trần Hữu Thung
2. Sang thu - Hữu Thỉnh
3. Ông Một - Vũ Hùng
4. Con chim chiền chiện - Huy Cận
5. Những cái nhìn hạn hẹp
6. Những tình huống hiểm nghèo
7. Biết người, biết ta
8. Chân, tay, tai, mắt, miệng
9. Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian
10. Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
11. Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm
12. Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng
13. Cốm Vòng - Vũ Bằng
14. Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - Y Phương
15. Thu sang - Đỗ Trọng Khơi
16. Mùa phơi sân trước - Nguyễn Ngọc Tư
17. Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? - A-đam Khu
18. Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học
19. Bài học từ cây cau - Nguyễn Văn Học
20. Phòng tránh đuối nước
1. Tự học - một thú vui bổ ích
2. Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm
3. Tôi đi học - Thanh Tịnh
4. Đừng từ bỏ cố gắng
5. Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
6. Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất
7. Tục ngữ và sáng tác văn chương
8. Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội
9. Trò chơi cướp cờ
10. Cách gọt củ hoa thủy tiên
11. Hương khúc
12. Kéo co
13. Dòng sông đen
14. Xưởng sô-cô-la
15. Trái tim Đan-kô
16. Một ngày của Ích-chi-an
17. Đợi mẹ
18. Một con mèo nằm trên ngực tôi
19. Lời trái tim
Tác giả
Tác giả
1. Tiểu sử
- A-léc-xăng-đơ Rô-ma-nô-vich Bê-li-ép (1884-1942), sinh tại Smolensk.
- Ở tuổi 30, ông bị nhiễm bệnh lao, căn bệnh lây khắp xương sống làm tê liệt hai chân. Ông dời tới Yalta ở chung với mẹ và bà vú già để tiện cho việc điều trị.
- Năm 1922 ông được chữa khỏi bệnh, năm 1923 ông trở lại Mát-xcơ-va bắt đầu theo đuổi hoạt động văn học.
- Từ năm 1931 ông sống ở Leningrad cùng vợ và con gái lớn, con gái út của ông qua đời vì bệnh viêm màng não khi 6 tuổi vào năm 1930.
- Ông qua đời vì đói ở thị trấn Pushkin của Liên Xô năm 1942 khi thị trấn này bị quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng. Vị trí ngôi mộ của ông đến giờ vẫn chưa ai tìm ra được.
2. Sự nghiệp
- Là nhà văn Nga thuộc Liên Xô (cũ) chuyên viết tiểu thuyết khoa học viễn tưởng.
- Các tác phẩm mà ông viết khoảng những năm 1920 và 1930 khiến ông được đánh giá cao trong thể loại tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Liên Xô.
- Những tác phẩm tiêu biểu: Đầu Giáo sư Dowell, Người cá, Người Bay Ariel, Ngôi sao KEZ, Người Bán Không Khí, Bột Mì Vĩnh Cửu, Chúa Tể Thế Giới…
Sơ đồ tư duy tác giả A-léc-xăng-đơ Rô-ma-nô-vich Bê-li-ép:
Tác phẩm
Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Một ngày của Ích-chi-an được trích trong phần một của truyện Người cá.
- Nội dung truyện Người cá:
Truyện bắt đầu bằng sự kiện người dân trong một vùng biển của Ác-hen-ti-na đồn thổi về một “con quỷ biển” đáng sợ, bí ẩn. Tên chủ tàu Du-ri-ta và gã thợ lặn lành nghề Ban-ta-da nảy ra ý định bắt sống quỷ biển để phục vụ cho hoạt động mò ngọc trai dưới đáy biển. Lần theo dấu vết trên cạn của quỷ biển, chúng phát hiện ra quỷ biển là Ích-chi-an.
Ích-chi-gan thương nhớ một cô gái xinh đẹp mà anh cứu sống giữa biển khơi, đó là Gút-ti-ê-rê, con gái nuôi của Ban-ta-da. Gút-ti-ê-rê bị Du-ri-ta bắt về làm vợ. Để cứu Gút-ti-ê-rê, Ích-chi-an tìm đến nhà Du-ri-ta, anh bị hắn bắt, đem ra giữa biển, buộc vào dây xích để bắt anh mò ngọc trai.
Sau khi phát hiện sự thật Ích-chi-an là con trai mình, bị bác sĩ Xan-va-tô phẫu thuật biến thành người cá, Ban-ta-da kiện bác sĩ. Bác sĩ Xan-va-tô và Ích-chi-an bị tống giam. Người cai ngục, vì biết ơn Xan-va-tô cứu tính mạng con trai ông ta nên đã đã tiết lộ cho bác sĩ tin Ích-chi-an sẽ bị giết theo chỉ đạo của nhà thờ. Xan-va-tô gặp Ích-chi-an lần cuối, dặn dò anh con đường bơi đến vịnh La Pla-ta, phía bên kia Nam Mỹ, Thái Bình Dương để tìm bạn ông là một giáo sư sinh học sống cùng gia đình giáo sư và giúp ông nghiên cứu về biển.
Ôn-xen, một chàng trai cũng thầm yêu Gút-ti-ê-rê đã cùng người cai ngục cứu Ích-chi-an ra khỏi nhà giam, đưa anh trở về biển cả. Kể từ đó, trong cùng không ai nhắc tới câu chuyện về con quỷ biển nữa.
b. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (Từ đầu đến “con người đã biến thành cá”): Giới thiệu về người cá Ích-chi-an
- Phần 2 (Còn lại): Một ngày dưới biển của người cá Ích-chi-an
c. Thể loại: Truyện ngắn
d. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Văn bản kể về hành trình sau khi biến thành người cá của Ích-chi-an dưới đáy đại dương đồng thời thể hiện tình yêu mà Ích-chi-an dành cho biển cả bao la.
b. Giá trị nghệ thuật
- Ngôi kể thứ ba giúp câu chuyện có góc nhìn khách quan
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hợi hình, gợi cảm
- Sử dụng các yếu tố hư cấu tưởng tượng để tăng giá trị biểu đạt cho câu chuyện
Sơ đồ tư duy văn bản Một ngày của Ích-chi-an:
Unit 8: Films
Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ
Chương 7: Biểu thức đại số
Chủ đề 10. Sinh sản ở sinh vật
Chương VII. Biểu thức đại số và đa thức một biến
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7