1. Nghị luận về một vấn đề trong đời sống là gì?
2. Yêu cầu khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống là gì?
3. Hướng dẫn quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
4. Truyện ngụ ngôn là gì?
5. Hướng dẫn quy trình kể lại một truyện ngụ ngôn
1. Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là gì?
2. Yêu cầu khi viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là gì?
3. Hướng dẫn quy trình viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
1. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) là gì?
2. Yêu cầu viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) là gì?
3. Hướng dẫn quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
1. Văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động là gì?
2. Chú ý khi viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
3. Hướng dẫn quy trình viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
1. Hướng dẫn quy trình nói
TRƯỚC KHI NÓI | a. Lựa chọn bài thơ - Dựa vào các tác phẩm đã đọc để chọn nội dung phù hợp. - Sưu tầm tranh ảnh, bài hát, bài thơ, đoạn phim ngắn,... để minh hoạ cho bài nói. - Lập đề cương cho bài nói. b. Tập luyện Để bài nói đạt kết quả tốt, em hãy tập luyện trước khi trình bày. - Em có thể tập nói một mình để tự điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể và ngữ điệu nói sao cho phù hợp. Em cũng có thể tập nói trước bạn bè, người thân và nhờ họ góp ý. - Điều chỉnh dung lượng bài nói sao cho phù hợp với thời gian quy định. | ||||
TRÌNH BÀY BÀI NÓI | - Trình bày đầy đủ, mạch lạc những nội dung đã chuẩn bị. - Kết hợp trình bày bài nói với việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ minh hoạ,... - Chú ý điều chỉnh âm lượng, tốc độ nói, sắc thái biểu cảm phù hợp với nội dung nói; thể hiện sự tương tác tích cực với người nghe. - Trình bày bài nói trong thời gian quy định. | ||||
SAU KHI NÓI | Trao đổi về bài nói:
|
2. Ví dụ minh họa
Đề bài: Em hãy chia sẻ với mọi người về vấn đề đời sống được gợi ra từ những câu thơ sau trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Gợi ý dàn bài nói:
Mở đầu bài nói | Chào hỏi, giới thiệu; nêu lí do muốn chia sẻ vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học. (Vấn đề trong đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học là gì? Trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?) - Qua những câu thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải gợi cho ta lẽ sống cao đẹp: khát vọng cống hiến những gì đẹp đẽ nhất cho cuộc sống |
Nội dung bài nói | - Hiểu đúng đắn, sâu sắc vấn đề trong đời sống được gợi ra từ những câu thơ trng bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Hình ảnh “một mùa xuân nho nhỏ” trong khổ thơ trên là một ẩn dụ đẹp, độc đáo, mới mẻ nói về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp, một ý thức khiêm nhường của nhà thơ đối với quê hương, đất nước. Làm một mùa xuân là sống đẹp, giữ mãi sức xuân để cống hiến, cống hiến khi ở tuổi thanh xuân – tuổi hai mươi và cả khi không còn ở tuổi thanh xuân nữa, khi tóc bạc, bất chấp thời gian, tuổi tác. Đó là nguyện ước cống hiến khiêm nhường nhưng vô cùng cao đẹp, có ý nghĩa sâu xa của nhà thơ. - Giải thích vấn đề: Cống hiến là sự tự nguyện đem sức lực, tài năng, trí tuệ của mình đóng góp vào việc chung của tập thể, cộng đồng. - Bàn luận: + Ta có thể thấy được sự cống hiến của các thế hệ, ở mọi lúc mọi nơi. Trong thời chiến, những thanh niên xung phong xả thân mình vì độc lập tự do của Tổ quốc. Trở lại thời bình, thế hệ trẻ lại miệt mài học tập, rèn luyện, không ngừng khám phá, tìm tòi sáng tạo những cái mới góp phần xây dựng đất nước. + Sự cống hiến của các thế hệ vô cùng quan trọng. Tất cả những sự cống hiến ấy thật cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc. Việc làm ấy không chỉ giúp có những hiểu biết sâu rộng, làm nền tảng để bước vào tương lai, thể hiện một phong cách sống cao đẹp mà còn giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định vị thế trước toàn thế giới. + Bên cạnh đó, chính sự cống hiến của mỗi cá nhân sẽ làm cho cuộc đời của mỗi người thêm ý nghĩa tạo sự gắn kết với cộng đồng, tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc trong tâm hồn mình. Đó là bí quyết để mỗi người có một cuộc sống hạnh phúc + Sự cống hiến âm thầm, lặng lẽ của mỗi người đã tạo nên sức mạnh cộng đồng, lan tỏa những thông điệp tích cực đến với mọi người; truyền năng lượng cho những người xung quanh có ý thức sống đẹp, biết sống vì tập thể và đóng góp những điều tốt đẹp của mình xây dựng cuộc đời chung... Ví dụ: + Hình ảnh những bác sĩ tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19 hi sinh hạnh phúc cá nhân để đẩy lùi dịch bệnh, cứu sống người dân; những cô giáo vùng cao trèo đèo lội suối mang con chữ đến với bản làng… + Hoàng Tuấn Anh – “cha đẻ” ATM gạo miễn phí trong đại dịch COVID-19. Anh vẫn tự dặn lòng: “Sẽ nỗ lực để làm được những điều mới mẻ khác nữa, đem lại lợi ích cho cộng đồng” - Bàn luận mở rộng vấn đề: Trong thực tế đời sống hiện nay, bên cạnh những người có lối sống cống về hiến đẹp đẽ thì vẫn còn nột số người đã quên đi trách nhiệm của bản thân hện đối với sự nghiệp chung của dẫn tộc. Họ ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân, chỉ muốn hưởng thụ, chọn những việc nhẹ nhàng, "nhận lại" mà không hề biết "cho đi". Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ trong nếp sống và lối sinh hoạt hiện nay. - Bài học nhận thức và hành động + Cống hiến là lẽ sống đẹp, đem lại những giá trị sống tích cực cho mỗi người và góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh. + Mỗi chúng ta học sinh cần phải biết định hướng lối sống lành mạnh, không ngừng nỗ lực học tập để hoàn thiện bản thân góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Biết chia sẻ, yêu thương, gắn bó, giúp đỡ mọi người. Có những hành động quan tâm, đoàn kết, giàu lòng nhân ái với bạn bè, xin người thân, với xã hội... Lưu ý: Khi nói sử dụng phù hợp, linh hoạt giọng điệu cũng như các yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,...). |
Kết thúc bài nói | - Khẳng định lại vấn đề - Cảm ơn người nghe, xin được góp ý cho bài nói - Khẳng định lẽ sống cao đẹp |
Tác giả - tác phẩm Chân trời sáng tạo
Unit 7. Music
Bài 8: Nét đẹp văn hóa Việt
Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân
Chủ đề 2. Phân tử
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7