1. Nghị luận về một vấn đề trong đời sống là gì?
2. Yêu cầu khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống là gì?
3. Hướng dẫn quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
4. Truyện ngụ ngôn là gì?
5. Hướng dẫn quy trình kể lại một truyện ngụ ngôn
1. Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là gì?
2. Yêu cầu khi viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là gì?
3. Hướng dẫn quy trình viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
1. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) là gì?
2. Yêu cầu viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) là gì?
3. Hướng dẫn quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
1. Văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động là gì?
2. Chú ý khi viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
3. Hướng dẫn quy trình viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
1. Hướng dẫn quy trình viết
TRƯỚC KHI VIẾT | a. Lựa chọn đề tài Nhớ lại những trò chơi hay hoạt động mà em biết hoặc từng tham gia. Ngày nay, có khá nhiều trò chơi hay hoạt động được tổ chức trong các sự kiện như đi dã ngoại, cắm trại,… Em có thể thuyết minh về những trò chơi hay hoạt động đó. Em cũng có thể chọn những trò chơi dân gian mình đã tham gia hoặc thấy thích thú và muốn tìm hiểu. Một số trò chơi hay hoạt động: - Trò chơi bịt mắt bắt dê - Trò chơi nhảy bao bố - Trò chơi ô ăn quan - Trò chơi pháo đất - Trờ chơi cướp cờ - Thi thả diều - Thi thổi cơm - Hát đối đáp b. Tìm ý Em hãy tìm ý cho bài viết bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây: - Trò chơi hay hoạt động đó thường diễn ra ở đâu? - Trò chơi hay hoạt động đó dành cho lứa tuổi nào? - Hiện nay người ta còn chơi trò chơi đó hay duy trì hoạt động đó nữa không? - Quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động đó là gì? - Trò chơi hay hoạt động đó có tác dụng như thế nào đối với con người? - Ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động đó là gì? c. Lập dàn ý - Mở bài: giới thiệu về trò chơi hay hoạt động (tên gọi, hoàn cảnh diễn ra, đối tượng tham gia) - Thân bài: + Miêu tả quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động + Nêu tác dụng của trò chơi hay hoạt động - Kết bài: ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động đối với cuộc sống con người | ||||||||||
VIẾT BÀI | Khi viết, cần lưu ý: - Kết hợp các thông tin tham khảo được về trò chơi hay hoạt động và những trải nghiệm của riêng em (nếu có) - Miêu tả quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động một cách chi tiết, rõ ràng - Mỗi ý thuyết minh về trò chơi hay hoạt động trình bày thành một đoạn văn | ||||||||||
CHỈNH SỬA BÀI VIẾT | Hãy rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải
|
2. Ví dụ minh họa
Đề bài: Em hãy giới thiệu về một trò chơi hay hoạt động với mọi người bằng một bài văn thuyết minh.
Truyền thống văn hóa mang theo những giá trị đời sống tinh thần vốn là niềm tự hào trong đời sống của mỗi con người Việt Nam. Những trò chơi dân gian được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi Bịt mắt bắt dê.
Trò chơi dân gian là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ, phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc. Trò chơi dân gian là hình thức sinh hoạt cộng đồng được nhân dân tiếp cận và gắn bó nhiều nhất, diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian, không gian. Tuổi thơ của mỗi con người chúng ta chắc hẳn không còn xa lạ gì với những trò chơi dân gian. Đó chính là một phần gia vị không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người Việt Nam chúng ta.
Bịt mắt bắt dê là trò chơi đã xuất hiện từ rất lâu. Nghe ngay tên gọi của trò chơi thì chúng ta có thể hiểu được trò chơi này sẽ có sự góp mặt và tham gia của rất nhiều người.Từ “bịt mắt” thì rất rõ nghĩa khi giải thích, vậy còn từ “bắt dê” sẽ cho chúng ta thắc mắc và tò mò mà đặt ra câu hỏi tại sao là "bắt dê" chứ không phải bắt một con vật nào khác. Sở dĩ có điều này là bởi loài dê là loài có tính hiền lành, nhút nhát, linh hoạt và rất thích vận động. Chính vì thế, người bắt được nó đòi hỏi phải có sự tinh ý, nhanh nhẹn, thậm chí là cả chiến thuật. Khi những đôi mắt mở ra thì đã rất khó có thể bắt được chính xác mục tiêu mà ta muốn, cho nên khi nhắm mắt rồi thì để bắt được mục tiêu sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Dù tối tăm trong đôi mắt khi bị bịt kín nhưng con người vẫn phải đi “bắt dê” khiến cho trò chơi này trở nên rất thú vị và đặc sắc, hấp dẫn người tham gia.
Có hai người chơi chính, họ được bịt mắt để tìm bắt dê. Con dê sẽ được đeo một vật để phát ra được tiếng động giúp cho người tìm dễ nhận biết được. Nhưng trò chơi đâu có dễ như vậy, những người xung quanh không tham gia chơi sẽ hò reo cổ vũ người chơi. Sau một quãng thời gian, người chơi phải tìm ra được con dê. Nếu cả hai không tìm được, trò chơi kết thúc và nhường lượt chơi cho những người tiếp theo. Không khí sôi nổi khi trò chơi diễn ra bên cạnh những tiếng cổ vũ của mọi người xung quanh đã khiến cho trò chơi hấp dẫn hơn hết.
Bịt mắt bắt dê đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng cười. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn theo công nghệ hiện đại, giới trẻ cũng dần chơi những trò chơi hiện đại mà quên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích. Thế nhưng trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê vẫn đem lại những giá trị tinh dần của văn hóa dân tộc Việt và trở thành một nét đẹp mang bản sắc dân tộc.
Nhiều năm tháng qua đi nhưng trò chơi này vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tinh thần to lớn của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của lớp lớp bao thế hệ con người.
Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7 - Tập 2
Unit 3: Arts & Music
Unit 9: Festivals around the World
CHƯƠNG I. SỐ HỮU TỈ - SỐ THỰC
Chủ đề 4. Âm thanh
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7