1. Ôn tập giữa học kì 2 - Tuần 28 - Tiết 1
2. Ôn tập giữa học kì 2 - Tuần 28 - Tiết 2
3. Ôn tập giữa học kì 2 - Tuần 28 - Tiết 3
4. Ôn tập giữa học kì 2 - Tuần 28 - Tiết 4
5. Ôn tập giữa học kì 2 - Tuần 28 - Tiết 5
6. Ôn tập giữa học kì 2 - Tuần 28 - Tiết 6
7. Ôn tập giữa học kì 2 - Tuần 28 - Tiết 7
8. Ôn tập giữa học kì 2 - Tuần 28 - Tiết 8
1. Ôn tập cuối học kì 2 - Tuần 35 - Tiết 1
2. Ôn tập cuối học kì 2 - Tuần 35 - Tiết 2
3. Ôn tập cuối học kì 2 - Tuần 35 - Tiết 3
4. Ôn tập cuối học kì 2 - Tuần 35 - Tiết 4
5. Ôn tập cuối học kì 2 - Tuần 35 - Tiết 5
6. Ôn tập cuối học kì 2 - Tuần 35 - Tiết 6
7. Ôn tập cuối học kì 2 - Tuần 35 - Tiết 7
8. Ôn tập cuối học kì 2 - Tuần 35 - Tiết 8
I. Nhận xét
1. Đọc đoạn văn sau :
Ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
2. Ghi lại vào bảng dưới đây :
a) Các câu kể Ai thế nào? trong đọan văn.
b) Gạch dưới chủ ngữ của mỗi câu vừa tìm được.
c) Nêu nội dung mà chủ ngữ biểu thị và những từ ngữ tạo thành chủ ngữ
Câu kể Ai thế nào ? | Nội dung chủ ngữ biểu thị | Từ ngữ tạo thành chủ ngữ |
............. | ..............
| ............... |
.............. | ...............
| ................. |
.............. | ................
| ................. |
.............. | .................
| .................. |
Phương pháp giải:
- Xác định câu kể Ai thế nào?
Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:
+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?
- Xác định nội dung chủ ngữ biểu thị:
+ Xác định chủ ngữ trong từng câu kể vừa tìm được: Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?
+ Xác định xem chủ ngữ vừa tìm được đó biểu thị: người, đồ vật, con vật, cây cối, địa danh,... nào
- Từ ngữ tạo thành chủ ngữ: Quan sát kĩ chủ ngữ và đưa ra câu trả lời
Lời giải chi tiết:
Câu kể Ai thế nào? | Nội dung chủ ngữ biểu thị | Những từ ngữ tạo thành chủ ngữ |
Câu 1 : Hà Nội tưng bừng màu đỏ. | Nói về Hà Nội | Danh từ riêng “Hà Nội” |
Câu 2 : Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. | Nói về vùng trời Hà Nội | Cụm danh từ : “Cả một vùng trời” |
Câu 4 : Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. | Nói về các cụ già | Cụm danh từ “Các cụ già |
Câu 5 : Những cô gái Thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ. | Nói về những cô gái | Cụm danh từ : “Những cô gái Thủ đô” |
II. Luyện tập
1. Đọc đoạn văn sau :
Ôi chao ! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao ! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
2. Viết lại những câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn. Gạch dưới chủ ngữ của từng câu
3. Viết một đoạn văn khoảng năm câu về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng một số câu kể Ai thế nào?
Phương pháp giải:
2) - Xác định câu kể Ai thế nào?
Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:
+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?
- Xác định chủ ngữ trong từng câu kể vừa tìm được: Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?
3)
- Viết một đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Nội dung liên quan đến một trái cây em thích.
- Dùng các câu kể Ai thế nào? để miêu tả đặc điểm của cây.
Lời giải chi tiết:
2) Ghi lại những câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn. Gạch dưới chủ ngữ của từng câu :
Câu 3 : Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.
Câu 4 . Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.
Câu 5 : Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.
Câu 6 : Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
Câu 8 : Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.
3)
Vào những ngày hè nóng rực, mẹ em thường hay mua dưa hấu - thứ trái cây mà em yêu thích - về để cả nhà ăn giải khát, vỏ dưa hấu màu xanh, thẫm đen, láng mịn. Bổ dưa hấu ra một màu đỏ mát, ngọt ngào thật hấp dẫn hiện ra. Hạt dưa hấu đen trũi, nhưng bên trong lớp vỏ đen ấy lại là một màu trắng mỡ màng...
Bài tập cuối tuần 32
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
Unit 1: Animals
Bài tập cuối tuần 30
Chủ đề 6. Sinh vật và môi trường
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4