Vở thực hành Ngữ văn 6 - Tập 1

Giải bài tập Thực hành tiếng Việt trang 21 vở thực hành ngữ văn 6

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 3
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 3

Bài tập 1

Bài tập 1 (trang 21 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)

Cho các từ: trụi trần, mênh mông, bế bồng, khao khát, điền thông tin phù hợp vào bảng sau

Từ láy:

 

Vì:

Từ ghép:

 

Vì:

Phương pháp giải:

Tìm các từ hợp điền vào bảng và nêu lí do.

Lời giải chi tiết:

Từ láy: Trụi trần, mênh mông

 

Vì: Các tiếng có mối quan hệ về âm thanh tạo thành nhưng không có quan hệ về nghĩa.

Từ ghép: Bế bồng, khao khát

 

Vì: Các tiếng có mối quan hệ cả về âm thanh và về nghĩa.

Bài tập 2

Bài tập 2 trang 21 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1

Chép những dòng thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người:

Xác định các thành phần của biện pháp tu từ so sánh trong các dòng thơ em vừa tìm được và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong việc thể hiện nội dung bài thơ.

Sự vật được so sánh (A)

Từ so sánh

Sự vật so sánh (B)

Tác dụng của biện pháp so sánh

    
    
    
    
    

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức biện pháp so sánh.

Lời giải chi tiết:

Chép những dòng thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người:

Cây cao bằng gang tay

Lá cỏ bằng sợi tóc

Cái hoa bằng cái cúc

Tiếng hót trong bằng nước

Tiếng hót cao bằng mây

Xác định các thành phần của biện pháp tu từ so sánh trong các dòng thơ em vừa tìm được và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong việc thể hiện nội dung bài thơ.

Sự vật được so sánh (A)

Từ so sánh

Sự vật so sánh (B)

Tác dụng của biện pháp so sánh

CâyBằngGang tayThiên nhiên như nhỏ lại, gần gũi và thật dễ thương trong đôi mắt trẻ thơ
Lá cỏBằngSợi tócThiên nhiên như nhỏ lại, gần gũi và thật dễ thương trong đôi mắt trẻ thơ
Cái hoaBằngCái cúcThiên nhiên như nhỏ lại, gần gũi và thật dễ thương trong đôi mắt trẻ thơ
Tiếng hótBằngNướcGiúp người đọc cảm nhận được một cách cụ thể sự trong trẻo và cao vút của tiếng chim.
Tiếng hótBằngMâyGiúp người đọc cảm nhận được một cách cụ thể sự trong trẻo và cao vút của tiếng chim.

Bài tập 3

Bài tập 3 (trang 22 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)

- Những dòng thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người:

- Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ:

Phương pháp giải:

Nhớ lại biện pháp điệp ngữ.

Lời giải chi tiết:

- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ:

Từ cái bống cái bang

Từ cái hoa rất thơm

Từ cánh cò rất trắng

Từ vị gừng rất đắng

Từ vết lấm chưa khô

Từ đầu nguồn cơn mưa

Từ bãi sông cát vắng

- Tác dụng: Với việc điệp lại tiếng “từ”, Xuân Quỳnh muốn nhấn mạnh cho tình cảm yêu thương sâu sắc của người mẹ. Trong lời ru của mẹ có đầy đủ hình ảnh, âm thanh, mùi vị bắt nguồn từ những điều thân quen, gần gũi nhất.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi