Phần làm văn

Thực hành viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

THỰC HÀNH VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM THƠ

1. Chuẩn bị viết

- Lựa chọn bài thơ sẽ được phân tích, đánh giá.

- Tìm đọc tham khảo những bài viết, ý kiến liên quan đến bài thơ sẽ phân tích, đánh giá

2. Tìm ý, lập dàn ý

- Tìm ý:

+ Đọc lại bài thơ đã lựa chọn, chú ý những cách diễn đạt lạ và suy nghĩ vì sao bài thơ lại có những cách tổ chức và kết hợp ngôn ngữ đặc biệt như vậy

+ Thử liên kết âm điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh của bài thơ

+ Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả và hoàn cảnh sáng tác, chú ý bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, văn học giúp hiểu sâu hơn về ngôn ngữ, hình ảnh, cảm xúc và tư tưởng của bài thơ.

+ Khi phân tích nghệ thuật của bài thơ, chú ý vận dụng các thao tác so sánh và liên tưởng một cách thích hợp

+ Tập trung vào những phương diện hình thức nghệ thuật và nội dung của bài thơ mà người đọc xem là độc đáo, mới mẻ, thú vị

+ Khi đánh giá bài thơ, cần chú ý đầy đủ các giá trị thẩm mỹ và giá trị nhân văn của nó

- Lập dàn ý

+Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ (tác giả, thời điểm ra đời, nơi xuất bản, đánh giá chung của dư luận,…) và nêu vấn đề chính sẽ được tập trung phân tích trong bài viết

+Thân bài:

Phân tích, đánh giá mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình

Phân tích, đánh giá sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của những phương tiện ngôn từ đã được sử dụng

Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của bài thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài, chủ đề, thể loại

+Kết bài: Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ đối với người viết bài nghị luận

3. Viết

- Mỗi ý trong dàn ý cần được triển khai thành một đoạn văn; từng đoạn văn đều có câu chủ đề, được đặt ở vị trí thích hợp

 

- Cần chú ý dẫn các dòng thơ, khổ thơ có thể minh họa tốt cho ý đã được nêu, kèm theo những lời bình, phân tích phù hợp, tránh tình trạng nói chung chung thiếu căn cứ

- Cần thể hiện được sự rung động của mình trước bài thơ, tránh lối nói đại ngôn hay lạm dụng những câu cảm thán

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện

- Đọc lại và kiểm tra bài viết, đồng thời đối chiếu với các yêu cầu của đề bài, mục đích mà người viết đã đặt ra

- Thử tóm tắt lại bài viết (khoảng 120 chữ) để tự đánh giá về mức độ chặt chẽ và sự sáng rõ của các luận điểm

- Chỉnh sửa các lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn có câu hỏi cần được giải đáp?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi