1. Công thức tính diện tích hình tam giác
2. Công thức tính chu vi hình tròn
3. Công thức tính diện tích hình tròn
4. Công thức tính diện tích hình bình hành
5. Công thức tính diện tích hình thoi
6. Công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
7. Công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương
8. Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
9. Công thức tính thể tích hình lập phương
1. Hình bình hành
Hình bình hành ABCD có:
- AB và CD là hai cạnh đối diện; AD và BC là hai cạnh đối diện.
- Cạnh AB song song với cạnh DC.
- Cạnh AD song song với cạnh BC.
- AB = CD và AD = BC.
Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
2. Diện tích hình bình hành
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) S = a x h (S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hình bình hành) |
Ví dụ 1: Một hình bình hành có độ dài đáy 18 cm; chiều cao 13 cm. Tính diện tích hình bình hành đó.
Giải
Diện tích hình bình hành đó là
18 x 13 = 234 (cm2)
Đáp số: 234 cm2
Ví dụ 2: Một mảnh vườn dạng hình bình hành có tổng độ dài của chiều cao và độ dài đáy là 233m, chiều cao kém độ dài đáy 17m. Người ta trồng ngô trên mảnh vườn đó, tính ra cứ 100m2 thì thu được 60kg ngô. Hỏi đã thu hoạch được bao nhiêu tạ ngô trên mảnh vườn đó?
Giải
Ta có sơ đồ:
Độ dài đáy của mảnh vườn đó là:
(233 + 17) : 2 = 125 (m)
Chiều cao của mảnh vườn đó là:
125 – 17 = 108 (m)
Diện tích mảnh vườn đó là:
125 x 108 = 13500 (cm2)
13500 cm2 gấp 100 cm2 số lần là:
13500 : 100 = 135 (lần)
Trên cả mảnh vườn đó người ta thu hoạch được số ki-lô-gam ngô là:
60 x 135 = 8100 (kg)
8100kg = 81 tạ
Đáp số: 81 tạ
Bài 3: Có chí thì nên
VNEN Toán 5 - Tập 2
CHƯƠNG III: HÌNH HỌC
Chủ đề 1 : Khám phá máy tính
Unit 18: What Will The Weather Be Like Tomorrow?