Trả lời câu hỏi 1 - Khởi động trang 34
Nội dung câu hỏi:
Trao đổi với bạn về những điểm giống và khác nhau giữa hai con thuyền trong tranh dưới đây.
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ hai con thuyền trong tranh và chỉ ra điểm giống và khác nhau.
Lời giải chi tiết:
- Giống: đều là con thuyền có thể chở người di chuyển trên mặt sông.
- Khác nhau:
+ Thuyền bên trái có kích thước nhỏ, diện tích bé, có vòm mái đen, không có cánh buồm, trông rất thô sơ.
+ Thuyền bên phải có kích thước lớn, diện tích lớn hơn, có cánh buồm màu đỏ, trông hiện đại hơn.
Trả lời câu hỏi 1 - Bài đọc trang 34
Nội dung câu hỏi:
Thuyền mành hiện ra như thế nào trong cảm nhận của đò ngang?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu văn thứ 3 của đoạn 2 trong bài đọc để tìm câu trả lời.
Thuyền mành vạm vỡ, to lớn, giương cao cánh buồm lộng gió, lướt sóng ào ào, giống như con chim khổng lồ cất cánh tung bay đến những bến bờ xa.
Lời giải chi tiết:
Trong cảm nhận của đò ngang, thuyền mành hiện ra một cách vạm vỡ, to lớn, giương cao cánh buồm lộng gió, lướt sóng ào ào, giống như con chim khổng lồ cất cánh tung bay đến những bến bờ xa.
Trả lời câu hỏi 2 - Khởi động trang 34
Nội dung câu hỏi:
Đò ngang nhận ra mình khác thuyền mành như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc câu cuối của đoạn 2 trong bài đọc để tìm câu trả lời.
Mỗi lần nghĩ vậy, đò ngang lại cảm thấy đôi bờ của mình quá chật hẹp, muốn vứt bỏ tất cả để được đến một nơi nào đó mới và rộng lớn hơn.
Lời giải chi tiết:
Đò ngang nhận ra đôi bờ của mình quá chật hẹp, muốn vứt bỏ tất cả để được đến một nơi nào đó mới và rộng lớn hơn.
Trả lời câu hỏi 3 - Bài đọc trang 34
Nội dung câu hỏi:
Theo em, thuyền mình muốn nói gì với đò ngang qua câu: “Ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi.”?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu văn, suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Thuyền mành muốn nói với đò ngang rằng chỉ cần chúng ta có lòng ham học, mong muốn học hỏi thì dù ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào chúng ta đều có thể tìm học được những điều mới mẻ. Sự học hỏi vốn không có giới hạn. Việc học không bị giới hạn bởi một không gian hay thời gian nào vì thế do dù là những nơi tưởng chừng như nhỏ bé, quen thuộc nhất cũng chứa đựng nhiều bài học có giá trị.
Trả lời câu hỏi 4 - Bài đọc trang 34
Nội dung câu hỏi:
Thuyền mành giúp đỡ ngang nhận ra giá trị của mình như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lời thoại của thuyền mành để tìm ra câu trả lời.
- Thực ra ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi. Như ở ngay bến sông này, anh được gặp rất nhiều thuyền từ khắp nơi đổ về. Và mỗi ngày anh đều đón hàng trăm khách mới, mỗi người một vẻ.
Thấy đò ngang đăm chiêu, thuyền mành nói với giọng thân mật:
- Quan trọng nhất là đò ngang được mọi người quý mến vì làm công việc nối lại đôi bờ. Mỗi khi đò ngang cập bến, mọi người đều ùa ra reo mừng. Quả thật, tôi cũng muốn được như vậy.
Lời giải chi tiết:
Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra giá trị riêng của mình bằng cách chỉ ra cho đò ngang thấy: ở ngay bến sông này, anh được gặp rất nhiều thuyền từ khắp nơi đổ về. Và mỗi ngày anh đều đón hàng trăm khách mới, mỗi người một vẻ. Quan trọng nhất là đò ngang được mọi người quý mến vì làm công việc nối lại đôi bờ. Mỗi khi đò ngang cập bến, mọi người đều ùa ra reo mừng.
Trả lời câu hỏi 5 - Bài đọc trang 34
Nội dung câu hỏi:
Theo em, câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Ở đâu cũng có những điều mới lạ cho chúng ta học hỏi.
B. Mỗi người một việc, việc nào cũng đáng quý.
C. Người chăm chỉ làm tốt công việc của mình sẽ được tôn trọng và yêu quý.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ nội dung bài đọc và rút ra bài học. Từ đó chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Theo em, câu chuyện muốn nói với chúng ta: Ở đâu cũng có những điều mới lạ cho chúng ta học hỏi, Mỗi người một việc, việc nào cũng đáng quý.
Chọn A và B.
Trả lời câu hỏi 1 - Luyện tập trang 34
Nội dung câu hỏi:
1. Tìm cách giải thích ở cột B phù hợp với thành ngữ ở cột A.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các thành ngữ ở cột A và nghĩa ở cột B để nối sao cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Trả lời câu hỏi 2 - Luyện tập trang 34
Nội dung câu hỏi:
Thành ngữ nào có thể thay cho bông hoa trong mỗi câu sau?
a. Em rất nể phục Lâm, vì bạn ấy là người rất sáng tạo, ......., giúp lớp em luôn dẫn đầu cả trường trong các hoạt động chung.
b. Lớp chúng em .........., chẳng bạn nào giống bạn nào.
c. Chị ấy .........., nhanh thoăn thoắt, loáng một cái đã xong việc.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu và tìm thành ngữ phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Em rất nể phục Lâm, vì bạn ấy là người rất sáng tạo, dám nghĩ dám làm, giúp lớp em luôn dẫn đầu cả trường trong các hoạt động chung.
b. Lớp chúng em mỗi người một vẻ, chẳng bạn nào giống bạn nào.
c. Chị ấy miệng nói tay làm, nhanh thoăn thoắt, loáng một cái đã xong việc.
VBT TOÁN 4 - TẬP 2
Unit 0 - Getting Started
Unit 15. When's Children's Day?
Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo tập 2
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4