1. Lý thuyết
+ Định nghĩa: Cho hai mệnh đề \(P\) và \(Q\). Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo. Kí hiệu là \(P \Rightarrow Q\).
+ Ví dụ: P: “\(2a - 5 > 0\)”, Q: “\(a > 3\)”
Mệnh đề \(P \Rightarrow Q\) là: “Nếu \(2a - 5 > 0\) thì \(a > 3\)”
Mệnh đề \(Q \Rightarrow P\) là: “Nếu \(a > 3\) thì \(2a - 5 > 0\)”
+ Tính đúng - sai của mệnh đề \(P \Rightarrow Q\)
Mệnh đề \(P \Rightarrow Q\) chỉ sai khi P đúng và Q sai.
+ Phát biểu mệnh đề \(P \Rightarrow Q\):
P là giả thiết, Q là kết luận của định lí
P là điều kiện đủ để có Q
Q là điều kiện cần để có P
2. Ví dụ minh họa
+ Mệnh đề kéo theo
“Nếu ABC là tam giác đều thì nó là tam giác cân”
“Nếu \({a^2} - 4 = 0\) thì \(a = 2\)”
+ Tính đúng – sai
“Nếu ABC là tam giác đều thì nó là tam giác cân” đúng.
“Nếu \({a^2} - 4 = 0\) thì \(a = 2\)” sai vì \(a = - 2\) thì ta cũng có \({a^2} - 4 = 0\).
+ Phát biểu mệnh đề
“ABC là tam giác đều kéo theo nó là tam giác cân” Hoặc “Vì ABC là tam giác đều nên nó là tam giác cân”.
“ABC là tam giác đều là điều kiện đủ để nó là tam giác cân” hoặc “ABC là tam giác cân là điều kiện cần để nó là tam giác đều”
“Từ \({a^2} - 4 = 0\) suy ra \(a = 2\)” hoặc “\({a^2} - 4 = 0\) kéo theo \(a = 2\)”
Chương 4. Ba định luật Newton. Một số lực trong thực tiễn
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Chương 4. Khí quyển
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 10
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10
Chuyên đề học tập Toán - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 10 - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 10 - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 10 - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 10
Chuyên đề học tập Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Toán - Kết nối tri thức Lớp 10
SBT Toán - Cánh Diều Lớp 10
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Toán - Cánh diều Lớp 10
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 10