1. Lý thuyết
+ Định nghĩa: Mệnh đề \(Q \Rightarrow P\)được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề \(P \Rightarrow Q\).
+ Chú ý: Mệnh đề đảo của một mệnh đề đúng không nhất thiết là đúng.
Ví dụ: “Nếu \(a = 2\) thì \({a^2} - 4 = 0\)” là mệnh đề đúng.
“Nếu \({a^2} - 4 = 0\) thì \(a = 2\)” là mệnh đề sai
+ Nếu cả hai mệnh đề \(P \Rightarrow Q\) và \(Q \Rightarrow P\) đều đúng thì ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương. Kí hiệu là \(P \Leftrightarrow Q\).
+ Các cách phát biểu mệnh đề \(P \Leftrightarrow Q\):
2. Ví dụ minh họa
Xét hai mệnh đề:
P: “Tứ giác ABCD là hình vuông”
Q: “Tứ giác ABCD là hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau”
+ Phát biểu \(P \Rightarrow Q\) và mệnh đề đảo:
Mệnh đề \(P \Rightarrow Q\) là: “Nếu tứ giác ABCD là hình vuông thì nó là hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau”
Mệnh đề \(Q \Rightarrow P\) là: “Nếu tứ giác ABCD là hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau thì nó là hình vuông”
+ Xét tính đúng – sai:
Mệnh đề \(P \Rightarrow Q\) và \(Q \Rightarrow P\) đều đúng.
Do đó P và Q là hai mệnh đề tương đương, ta viết \(P \Leftrightarrow Q\)
+ Phát biểu mệnh đề \(P \Leftrightarrow Q\)
“Tứ giác ABCD là hình vuông là điều kiện cần và đủ để nó là hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau”
“Tứ giác ABCD là hình vuông khi và chỉ khi nó là hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau”
Chương 1. Cấu tạo nguyên tử
Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
Chủ đề 6: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Chủ đề 3. Năng lượng
Chương II. Động học
Chuyên đề học tập Toán - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 10 - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 10 - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 10 - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 10
Chuyên đề học tập Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Toán - Kết nối tri thức Lớp 10
SBT Toán - Cánh Diều Lớp 10
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Toán - Cánh diều Lớp 10
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 10