Lí thuyết
>> Xem chi tiết: Lí thuyết Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm - Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
Câu hỏi tr 58
Các vật xung quanh ta có thể phát ra âm to nhỏ khác nhau. Khi nào vật phát ra âm to, khi nào vật phát ra âm nhỏ? |
Lời giải chi tiết:
Khi sóng âm truyền đến tai ta với biên độ lớn, ta nghe được âm to hơn. Ngược lại, khi sóng âm truyền đến tai ta với biên độ nhỏ, ta nghe được âm nhỏ hơn.
Câu hỏi tr 59 CH 1
Khi gảy mạnh dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ? |
Lời giải chi tiết:
Khi gảy mạnh dây đàn, biên độ dao động của dây lớn, tiếng đàn phát ra sẽ to.
Câu hỏi tr 59 THT
Sử dụng phần mềm Sound Analyzed Free trên điện thoại, búa cao su, âm thoa. Tìm hiểu sự liên hệ giữa độ to của âm và biên độ âm. |
Lời giải chi tiết:
- Biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to.
- Biên độ dao động càng nhỏ, âm phát ra càng bé.
Câu hỏi tr 59 VD
Đặt một ít mảnh vụn giấy hoặc xốp nhẹ lên mặt trống rồi dùng dùi trống đánh vào mặt trống. Các mảnh vụn nảy lên cao hay thấp khi em đánh trống mạnh, nhẹ? Tiếng trống nghe to hay nhỏ khi các mảnh vụn nảy lên cao, thấp? |
Lời giải chi tiết:
- Khi đánh mạnh vào mặt trống, vụn giấy (xốp) nảy lên cao, tiếng trống nghe to.
- Khi đánh nhẹ vào mặt trống, vụn giấy (xốp) nảy lên thấp, tiếng trống nghe nhỏ.
Câu hỏi tr 59 CH 2
Trái tim của một người đập 72 lần trong một phút. Trái tim của người này đập với tần số bao nhiêu? |
Phương pháp giải:
Tần số là số dao động thực hiện được trong 1s
Lời giải chi tiết:
Đổi 1 phút = 60 s
Tần số của trái tim của người này là:
f = 72 ; 60 = 1,2 (Hz)
Câu hỏi tr 60 LT 1
Dùng các dụng cụ ở hình 10.3, thay âm thoa bằng âm thoa ở trường em để kiểm tra tần số của âm thoa. - Nối đồng hồ đo điện đa năng với bộ khuếch đại âm thanh. - Gõ vào âm thoa So sánh giá trị hiện thị ở đồng hồ đo điện đa năng với giá trị tần số ghi trên âm thoa. |
Phương pháp giải:
Học sinh làm thí nghiệm
Lời giải chi tiết:
Giá trị hiện thị ở đồng hồ đo điện đa năng bằng với giá trị tần số ghi trên âm thoa.
Câu hỏi tr 60 LT 2
Ở mỗi âm thoa đều có ghi tần số âm thanh mà nó có thể phát ra. Gõ vào các âm thoa khác nhau, lắng nghe âm phát ra và đọc số ghi tần số trên âm thoa để rút ra nhận xét về liên hệ giữa độ cao và tần số của âm do âm thoa phát ra. |
Lời giải chi tiết:
- Âm thoa nào có tần số càng lớn, âm phát ra càng cao.
- Âm thoa nào có tần số càng nhỏ, âm phát ra càng thấp.
Câu hỏi tr 60 TN
Cố định một đầu hai thước thép đàn hồi có chiều dài khác nhau trên mặt một hộp gỗ. Lần lượt bật nhẹ đầu tự do để thước dao động (H10.4). Quan sát dao động và lắng nghe âm thanh phát ra. - Phần tự do của thước nào dao động nhanh hơn? - So sánh xem thước nào phát ra âm trầm hơn, thước nào phát ra âm bổng hơn? |
Lời giải chi tiết:
- Thước có đầu tự do dài hơn, dao động nhanh hơn.
- Thước có đầu tự do dài hơn phát ra âm bổng hơn. Thước có đầu tự do ngắn hơn, phát ra âm trầm hơn.
Câu hỏi tr 61 VD
Dùng kéo cắt phẳng một đầu ống hút có một đầu vát, cẩn thận khoét các lỗ nhỏ trên đầu ống hút (hình 10.5), (có thể dùng một chiếc đinh được nung nóng để dùi lỗ trên ống hút). Thổi vào đầu vát của ống hút, trong khi dùng ngón tay bịt rồi mở các lỗ và để ý xem độ cao của âm thanh thay đổi như thế nào. Đầu tiên bịt tất cả các lỗ, sau đó mở từng lỗ một, bắt đầu từ đầu xa miệng và di chuyển lại gần miệng.
Câu 1: Việc bịt và để hở các lỗ trên ống hút có ảnh hưởng đến độ cao của âm thanh tạo ra không? Câu 2: Khi mở dần từng lỗ, bắt đầu từ đầu bằng của ống, độ cao của âm tăng lên hay giảm dần? |
Lời giải chi tiết:
Câu 1:
Việc bịt và để hở các lỗ trên ống hút có ảnh hưởng đến độ cao của âm thanh tạo ra.
Câu 2:
Khi mở dần từng lỗ, bắt đầu từ đầu bằng của ống, độ cao của âm tăng lên.
Câu hỏi tr 61 THT
Một con lắc như hình 10.2 thực hiện một dao động trong 2s. Tại sao ta không nghe được âm thanh mà con lắc này phát ra khi dao động? |
Lời giải chi tiết:
Ta không nghe được âm thanh mà con lắc này phát ra khi dao động vì tần số dao động của con lắc thuộc dải hạ âm.
Phần 1. Chất và sự biến đổi của chất
Chủ đề chung 1. Các cuộc phát kiến địa lí
Chương IV. Âm thanh
Unit 5. Travel and Transportation
Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Lý thuyết Khoa học tự nhiên Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 7
SBT KHTN - Cánh diều Lớp 7
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 7