Bài 22. Cơ thể sinh vật
Bài 23. Tổ chức cơ thể đa bào
Bài 24. Thực hành: Quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào
Bài 25. Hệ thống phân loại sinh vật
Bài 26. Khóa lưỡng phân
Bài 27. Vi khuẩn
Bài 28. Thực hành: làm sữa chua và quan sát vi khuẩn
Bài 29. Virus
Bài 30. Nguyên sinh vật
Bài 31. Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật
CH tr 35 14.1
Nhiên liệu tồn tại ở những thể nào?
Lời giải chi tiết:
Nhiên liệu tồn tại ở các thể: Rắn, lỏng, khí
CH tr 35 14.2
Em hãy cho biết ứng dụng của các nhiên liệu: dầu hỏa, gỗ, xăng, than đá, khí thiên nhiên.
Lời giải chi tiết:
Dầu hỏa: nhiên liệu cho đèn dầu, bếp dầu, nhiên liệu cho máy bay phản lực …
Gỗ: làm nhiên liệu sưởi ấm, đun nấu …
Xăng: nhiên liệu chạy động cơ như xe máy, ô tô,…
Than đá: nhiên liệu sản xuất điện, nấu ăn, sản xuất xi măng, sản xuất gang, thép …
Khí thiên nhiên: nhiên liệu nấu ăn, làm sưởi ấm lò sưởi,…
CH tr 35 14.3
Kể tên các nhiên liệu thường được dùng trong việc đun nấu và nêu cách dùng nhiên liệu đó an toàn, tiết kiệm.
Lời giải chi tiết:
Các nhiên liệu thường được dùng trong việc đun nấu: than, gỗ, khí gas,…
Than: đập nhỏ để dễ cháy, tuyệt đối không dùng than đun nấu trong phòng kín…
Gỗ: chẻ nhỏ để dễ cháy, không đun nấu trong phòng kín, xếp gỗ gọn gàng trong bếp tránh bắt lửa gây hỏa hoạn…
Khí gas: điều chỉnh ngọn lửa vừa phải, thường xuyên vệ sinh bếp để ngọn lửa luôn xanh, sau khi sử dụng khóa van an toàn…
CH tr 35 14.4
Hãy cho biết một số tác động đến môi trường khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Lời giải chi tiết:
Một số tác động đến môi trường khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch:
Gây ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí (mưa axit, hiệu ứng nhà kính,…).
Phá hủy hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
Cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên
CH tr 35 14.5
Em hãy nhận xét về tính bắt lửa của nhiên liệu gas, dầu, than. Để dập tắt bếp than củi, em làm thế nào?
Lời giải chi tiết:
Các nhiên liệu gas, dầu, than dễ bắt lửa.
Để dập tắt bếp than củi, em cần làm:
Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy (ví dụ: dội ít nước vào bếp củi …)
Cách li chất cháy với oxygen (ví dụ: đóng cửa lò để hạn chế tiếp xúc oxygen….)
CH tr 35 14.6
Khi mở nắp bình chứa xăng, dầu, ta ngửi thấy mùi đặc trưng của chúng. Tại sao?
Lời giải chi tiết:
Vì xăng dầu là dung dịch chứa các hydrocarbon dễ bay hơi.
CH tr 36 14.7
Nêu các tính chất của nhiên liệu mà em quan sát thấy.
Lời giải chi tiết:
Nhiên liệụ tồn tại ba trạng thái: rắn, lỏng, khí.
Nhiên liệu dễ cháy, khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
Hầu hết các loại nhiên liệu nhẹ hơn nước (trừ than đá), và không tan trong nước (trừ cồn).
CH tr 36 14.8
Hãy nêu một số nguồn năng lượng khác có thể dùng để thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch.
Lời giải chi tiết:
Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như: thủy điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học,…
CH tr 36 14.9
Cho các nhiên liệu sau: dầu hỏa, gỗ, xăng, than đá, khí thiên nhiên. Em hãy cho biết mức độ dễ bắt cháy của từng loại nhiên liệu, từ đó có cảnh báo gì khi sử dụng chúng.
Lời giải chi tiết:
Nhiên liệu | Mức độ dễ bắt cháy | Cảnh báo nguy hiểm khi sử dụng |
Dẫu hỏa | Bắt cháy nhanh | Không để gần nguồn nhiệt |
Gỗ | Dễ bắt cháy | Không để gần nguồn nhiệt |
Xăng | Bắt cháy nhanh | Không để gần nguồn nhiệt |
Than đá | Dễ bắt cháy | Không để gần nguồn nhiệt |
Khí thiên nhiên | Bắt cháy nhanh | Không để gần nguồn nhiệt |
CH tr 36 14.10
Ở Việt Nam có trữ lượng dầu mỏ được đánh giá là khá lớn. Từ những thông tin tự tìm thấy, em hãy cho biết Việt Nam có các mỏ dầu và khí nào?
Lời giải chi tiết:
Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở nước ta tập trung chủ yếu ở các thềm lục địa phía Nam. Việt Nam bắt đầu khai thác dầu ở mỏ Bạch Hổ vào năm 1986. Từ đó đến nay, việc khai thác dầu và khí thiên nhiên không ngừng được mở rộng. Hiên nay, nước ta đã khai thác dầu và khí thiên nhiên ở các mỏ: Mỏ Bạch Hổ, mỏ Sư Tử Đen, mỏ Sư Tử Vàng, mỏ Sư Tử Trắng
Chủ đề 3. Ước và bội. Số nguyên tố và hợp số. Phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố
Unit 7: Movies
Unit 6: A question of sport
Giải Sách bài tập Ngữ Văn 6 tập 1 CTST
Chương 7. Hình học trực quan. Tính đối xứng của hình phẳng trong thế giới tự nhiên
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6