Bài 22. Cơ thể sinh vật
Bài 23. Tổ chức cơ thể đa bào
Bài 24. Thực hành: Quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào
Bài 25. Hệ thống phân loại sinh vật
Bài 26. Khóa lưỡng phân
Bài 27. Vi khuẩn
Bài 28. Thực hành: làm sữa chua và quan sát vi khuẩn
Bài 29. Virus
Bài 30. Nguyên sinh vật
Bài 31. Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật
CH tr 53 22.1
Quan sát Hình 22.1 SGK KHTN 6 và nêu các quá trình sống cơ bản của cơ thể sinh vật.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 22.1 SGK KHTN 6
Lời giải chi tiết:
Các quá trình sống cơ bản của cơ thể sinh vật bao gồm:
- Cảm ứng và vận động: cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường.
- Sinh trưởng: cơ thể lớn lên về kích thước.
- Sinh sản: quá trình tạo ra con non.
- Bài tiết: loại bỏ các chất thải.
- Dinh dưỡng: Quá trình lấy thức ăn, nước.
- Hô hấp: lấy oxygen và thải carbon dioxide thông qua hoạt động hít vào thở ra.
CH tr 53 22.2
Quan sát Hình 22.2 SGK KHTN 6 và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Kể tên các vật sống và vật không sống mà em quan sát được trong hình. Những đặc điểm nào giúp các em nhận ra một vật sống?
b) Để chuyển động trên đường, một chiếc ô tô hoặc xe máy cần lấy oxygen để đốt cháy xăng và thải ra khí carbon dioxide. Vậy, vật sống giống ô tô, xe máy ở đặc điểm nào? Tại sao ô tô, xe máy không phải là vật sống?
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 22.2 SGK KHTN 6
Lời giải chi tiết:
a) Các vật sống: 2 chú khỉ, em bé, cây gỗ, cây cỏ.
Vật không sống: tường gạch, hàng rào.
Những đặc điểm giúp các em nhận ra một vật sống là tại các cá thể sẽ diễn ra các hoạt động sống cơ bản như cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản.
b) Vật sống giống với ô tô hoặc xe máy ở đặc điểm cũng cần sử dụng khí oxygen sử dụng đảm bảo duy trì sự sống và hoạt động, con người cần oxygen để hô hấp còn ô tô dùng oxygen để hoạt động được và đều thải ra khí carbon dioxide.
Ô tô và xe máy không được xem là một vật sống vì những hoạt động sống cơ bản khác như sinh sản, cảm ứng và vận động hay sinh trưởng đều không thực hiện được (một ô tô không thể tự sinh ra một ô tô con khác, cũng như không thể tự vận động).
CH tr 54 22.3
Quan sát Hình 22.5 SGK KHTN 6 và xác định cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.
Cơ thể đơn bào: …………………………………
Cơ thể đa bào: ……………………………………
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 22.5 SGK KHTN 6
Lời giải chi tiết:
Cơ thể đơn bào: Tảo lục, vi khuẩn gây bệnh uốn ván.
Cơ thể đa bào: em bé, con bướm, cây hoa mai.
CH tr 54 22.4
Đối tượng nào dưới đây là cơ thể sinh vật?
A. Quả cam. B. Miếng thịt lợn.
C. Con khỉ. D. Lọ hoa hồng.
Phương pháp giải:
Những đặc điểm giúp các em nhận ra một vật sống là tại các cá thể sẽ diễn ra các hoạt động sống cơ bản như cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
CH tr 54 22.5
Khi quan sát một số vật trong tự nhiên, bạn Duy nhận thấy vật 1 có biểu hiện lớn lên về kích thước khi nhiệt độ môi trường tăng lên; vật 2 có khả năng tạo ra hàng loạt các vật mới giống nhau và có hình dạng giống nó; vật 3 lấy khí oxygen vào rồi thải ra môi trường khí carbon dioxide. Thảo luận về các vật bạn Duy nhìn thấy, các bạn có ý kiến như sau:
A. Vật 1 chắc chắn là cơ thể sống vì nó có biểu hiện của sinh trưởng và cảm ứng giống sinh vật.
B. Vật 2 chắc chắn là vật sống vì nó có biểu hiện của sinh sản.
C. Vật 3 chắc chắn là cơ thể sống vì nó có biểu hiện của hô hấp.
D. Cả ba vật đều không phải là cơ thể sống.
Trong các ý kiến trên, ý kiến nào đúng? Giải thích.
Phương pháp giải:
Những đặc điểm giúp các em nhận ra một vật sống là tại các cá thể sẽ diễn ra các hoạt động sống cơ bản như cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản.
Lời giải chi tiết:
Theo em, ý kiến D đúng. Vì vật sống phải là vật có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, dinh dưỡng, hô hấp, sinh sản …
Vật 1 chỉ có biểu hiện sinh trưởng và cảm ứng.
Vật 2 chỉ có biểu hiện của sinh sản.
Vật 3 chỉ có biểu hiện hô hấp.
CH tr 54 22.6
Khi ta cho bánh mì (hoặc bánh đa) vào lò nướng, chiếc bánh chín và phồng lên. Đặc điểm này đúng với quá trình sống nào ở cơ thể sinh vật? Ta có thể coi chiếc bánh mì là một cơ thể sống không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Những đặc điểm giúp các em nhận ra một vật sống là tại các cá thể sẽ diễn ra các hoạt động sống cơ bản như cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản.
Lời giải chi tiết:
Khi ta cho bánh mì (hoặc bánh đa) vào lò nướng, chiếc bánh chín và phồng lên. Đặc điểm này đúng với quá trình sinh trưởng của cơ thể sinh vật.
Không thể coi bánh mì là cơ thể sinh vật, vì cơ thể sống phải có đầy đủ các hoạt động sống như sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, dinh dưỡng, hô hấp, sinh sản … mà bánh mì không có.
CH tr 55 22.7
Hãy sắp xếp các sinh vật: cây bèo tấm, con kiến, trùng roi, cây bưởi, con chuồn chuồn, cây ngô, vi khuẩn tả, trùng biến hình, con sán dây, nấm men vào cột phù hợp trong bảng dưới đây.
Phương pháp giải:
Sinh vật đơn bào là những loài sinh vật có cấu tạo cơ thể chỉ là 1 tế bào. Sinh vật đa bào là cơ thể sinh vật được cấu tạo từ nhiều tế bào hợp lại.
Lời giải chi tiết:
Revision (Units Hello! - 1)
BÀI 2: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
CHƯƠNG 3 - TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG
GIẢI ĐỊA LÍ 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
SOẠN VĂN 6 TẬP 2 - CÁNH DIỀU SIÊU NGẮN
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6