Bài 22. Cơ thể sinh vật
Bài 23. Tổ chức cơ thể đa bào
Bài 24. Thực hành: Quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào
Bài 25. Hệ thống phân loại sinh vật
Bài 26. Khóa lưỡng phân
Bài 27. Vi khuẩn
Bài 28. Thực hành: làm sữa chua và quan sát vi khuẩn
Bài 29. Virus
Bài 30. Nguyên sinh vật
Bài 31. Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật
CH tr 44 18.1
Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?
Phương pháp giải:
Nắm vững khái niệm tế bào là gì và vai trò của tế bào đối với sự sống.
Lời giải chi tiết:
Tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống vì:
- Tất cả các cơ thể sinh vật đều cấu tạo từ tế bào.
- Tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết và sinh sản.
CH tr 44 18.2
Quan sát Hình 18.1 SGK KHTN 6, nêu nhận xét về hình dạng tế bào.
Phương pháp giải:
Có nhiều loại tế bào:
- Tế bào thần kinh: dài, có nhiều sợi tỏa ra xung quanh.
- Tế bào vi khuẩn: dạng cầu, dạng que …
- Tế bào ở lá cây: dạng hình khối, vuông vức.
Lời giải chi tiết:
Các tế bào rất đa dạng về kích thước, hình dạng, cách sắp xếp. Hình dạng của tế bào giúp chúng phù hợp với chức năng.
CH tr 44 18.3
Quan sát kích thước tế bào vi khuẩn, tế bào thực vật và động vật trong Hình 18.2 SGK KHTN 6 và cho biết tế bào nào phải quan sát bằng kính hiển vi, tế bào nào có thể quan sát bằng mắt thường?
Phương pháp giải:
Mắt thường chỉ quan sát được các vật có kích thước lớn hơn 0,1 mm do đó với một số loại tế bào thực vật và động vật có kích thước lớn hơn 0,1 mm thì có thể quan sát được bằng mắt thường.
Kính hiển vi giúp phóng to kích thước vật lên nhiều lần nên hỗ trợ quan sát vật kích thước rất nhỏ từ 1mm đến 0,1nm do đó có thể quan sát được các loại tế bào rất nhỏ bé.
Lời giải chi tiết:
Tế bào có thể quan sát bằng mắt thường: tế bào trứng cá.
Tế bào quan sát bằng kính hiển vi: tế bào vi rút, vi khuẩn, các tế bào động vật và thực vật.
CH tr 44 18.4
Khi thảo luận về kích thước và hình dạng tế bào, bốn bạn học sinh A, B, C, D, có ý kiến như sau:
A. Tất cả các tế bào có hình dạng như nhau, nhưng chúng luôn có kích thước khác nhau.
B. Tất cả các loại tế bào đều có hình dạng và kích thước giống nhau.
C. Tất cả các loại tế bào đều có cùng kích thước, nhưng hình dạng giữa chúng luôn khác nhau.
D. Các loại tế bào khác nhau thường có kích thước và hình dạng khác nhau.
a) Phát biểu của bạn nào đúng?
b) Lấy ví dụ để giải thích tại sao các phát biểu khác không đúng.
Lời giải chi tiết:
a) Phát biểu D là đúng, các phát biểu còn lại sai.
b) Các loại tế bào khác nhau thường có kích thước và hình dạng khác nhau
Ví dụ: tế bào hồng cầu ở người có hình đĩa dẹt có đường kính khoảng 7,8 µm, còn tế bào vi khuẩn E.coli hình que có kích thước là 2-3 µm x 0,5 µm.
CH tr 45 18.5
Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống?
Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống vì …………………
Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống vì ………………
Phương pháp giải:
Tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống vì:
- Tất cả các cơ thể sinh vật đều cấu tạo từ tế bào.
- Tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết và sinh sản.
Lời giải chi tiết:
Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống vì mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống vì tế bào có khả năng thực hiện đầy đủ các chức năng sống như sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp …
Chủ đề 6.XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG VĂN MINH, THÂN THIỆN
Sách bài tập Ngữ văn 6 Học kì I - Cánh diều
Chương 4. Một số yếu tố thống kê
Unit 7: Movies
Unit 4: Festivals and free time
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6