Bài 22. Cơ thể sinh vật
Bài 23. Tổ chức cơ thể đa bào
Bài 24. Thực hành: Quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào
Bài 25. Hệ thống phân loại sinh vật
Bài 26. Khóa lưỡng phân
Bài 27. Vi khuẩn
Bài 28. Thực hành: làm sữa chua và quan sát vi khuẩn
Bài 29. Virus
Bài 30. Nguyên sinh vật
Bài 31. Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật
Em hãy sắp xếp các loài đó vào các giới cho phù hợp. Nêu lí do vì sao em sắp xếp như vậy.
CH tr 7 25.1
Hãy nêu các đặc điểm chung giúp sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập của em thành từng nhóm.
Phương pháp giải:
Dựa trên thực tế. em hãy chia sẻ cách em sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập của mình.
Lời giải chi tiết:
Em sắp xếp sách vở theo dựa vào đặc điểm:
Sách giáo khoa;
Sách bài tập;
Vở bài tập, vở thực hành;
Vở ghi.
Đồ dùng học tập em sắp xếp 1 ngăn bút bi và bút chì, một ngăn để các dụng cụ khác như tẩy, thước kẻ, compa …
CH tr 7 25.2
Việc phân loại đó giúp ích gì cho em?
Phương pháp giải:
Em hãy chia sẻ tại sao em sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập như vậy.
Lời giải chi tiết:
Việc phân loại như vậy giúp em xác định nhanh hơn vị trí của sách vở và đồ dùng học tập; dễ dàng lấy ra khi cần.
CH tr 7 25.3
Phân loại sinh học là gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào định nghĩa của phân loại sinh học trong SGK KHTN 6.
Lời giải chi tiết:
Phân loại sinh học là sự sắp xếp các đối tượng sinh vật có những đặc điểm chung vào từng nhóm, theo một thứ tự nhất định.
CH tr 7 25.4
Hãy chọn các cụm từ thích hợp sau đây để điền vào chỗ (...) cho phù hợp: mối quan hệ, đối tượng, xác định, dễ dàng.
Phân loại sinh học giúp … (1) … được vị trí của các loài sinh vật trong thế giới sống và tìm ra chúng giữa các nhóm sinh vật … (2) … hơn. Ngoài ra, phân loại sinh học còn cho thấy sự giống và khác nhau của các nhóm … (3) … phân loại, nguyên nhân của sự giống nhau đó và … (4) … giữa các nhóm sinh vật.
Phương pháp giải:
Dựa vào vai trò của phân loại sinh học đối với thế giới sống để điền các từ thích hợp vào chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
(1) xác định; (2) dễ dàng; (3) đối tượng; (4) mối quan hệ.
CH tr 8 25.5
Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật như thế nào? Em hãy nêu tên các đơn vị phân loại và sắp xếp chúng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 25.2 SGK KHTN 6, em hãy chỉ ra cách phân loại sinh vật của các nhà khoa học.
Lời giải chi tiết:
Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị khác nhau: lớn nhất là giới → ngành → lớp → bộ → họ → chi (giống) → loài.
CH tr 8 25.6
Hãy nêu cách viết tên khoa học của mỗi loài sinh vật và lấy ví dụ cụ thể.
Phương pháp giải:
Dựa vào Hình 25.2 SGK KHTN 6 để kể ra 1 ví dụ về tên khoa học của các loài sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Mỗi loài sinh vật có hai cách gọi tên: tên địa phương và tên khoa học.
Tên khoa học gồm 2 phần: thứ nhất là tên chi, thứ hai là tên loài thuộc chi đó.
Ví dụ:
Con ong mật có tên khoa học là: Apis cerana. Trong đó: Apis là tên giống, cerana là tên loài thuộc giống đó.
CH tr 8 25.7
Quan sát Hình 25.4 SGK KHTN 6 và cho biết sinh vật được chia thành những giới nào.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 25.4 SGK KHTN 6 để chỉ ra những giới sinh vật:
Lời giải chi tiết:
Sinh vật được chia thành 5 giới:
Giới khởi sinh
Giới nguyên sinh vật
Giới động vật
Giới nấm
Giới thực vật
CH tr 9 25.8
Cho các loài sinh vật như hình dưới đây.
Em hãy sắp xếp các loài đó vào các giới cho phù hợp. Nêu lí do vì sao em sắp xếp như vậy.
Phương pháp giải:
Dựa vào việc phân loại 5 giới sinh vật mà xếp các nhóm động vật vào nhóm phù hợp.
Lời giải chi tiết:
A. giới Thực vật.
B. giới Nấm.
C. giới thực vật.
D, E, G thuộc giới Động vật.
Em sắp xếp như vậy dựa trên ví dụ và đặc điểm của từng giới sinh vật.
BÀI 8: TIẾT KIỆM
CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO
Bài 9: TIẾT KIỆM
Bài 3: Yêu thương và chia sẻ
Progress review 1
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6