Hoạt động 1
Bài 1
Vào sáng Chủ nhật:
a) Bạn thức dậy lúc mấy giờ? Ăn sáng vào lúc nào?
b) Việc đầu tiên bạn muốn làm cùng bố mẹ là gì? Bắt đầu vào lúc nào?
Quay kim giờ, kim phút để đồng hồ chỉ những thời điểm đó.
Phương pháp giải:
Dựa vào thời gian cá nhân em trả lời các câu hỏi trên và quay kim đồng hồ chỉ những thời điểm đó.
Bài 2
Chọn câu trả lời đúng.
Bữa trưa Chủ nhật, cả nhà sẽ cùng nhau vào bếp và nấu các món ăn: cơm, rau trộn, gà nướng và canh rau củ thập cẩm.
a) Nồi cơm được cắm điện vào lúc 10 giờ 10 phút. Sau 40 phút nữa, điện sẽ tự ngắt và cơm sẽ chín. Hỏi đồng hồ nào dưới đây chỉ lúc cơm chín?
b) Mẹ làm món rau trộn mất 7 phút. Mẹ bắt đầu làm vào lúc 10 giờ 50 phút. Hỏi đồng hồ nào dưới đây chỉ lúc mẹ làm xong món rau trộn?
c) Món gà được nướng bằng lò điện. Thời gian bắt đầu và kết thúc như sau:
Hỏi món gà được nướng trong bao nhiêu phút?
Phương pháp giải:
Tìm khoảng thời gian trôi qua giữa hai giờ và trả lời câu hỏi của bài toán.
Lời giải chi tiết:
a) Nồi cơm cắm điện vào lúc 10 giờ 10 phút. Sau 40 phút cơm sẽ chín.
Vậy thời gian lúc cơm chín là 10 giờ 50 phút.
b) Mẹ làm món rau trộn mất 7 phút. Mẹ bắt đầu làm vào lúc 10 giờ 50 phút. Vậy mẹ làm xong món rau trộn lúc 10 giờ 57 phút.
c) - Món gà bắt đầu được nướng lúc 10 giờ 15 phút và kết thúc vào 10 giờ 45 phút. Vậy món gà được nướng trong 30 phút. Chọn C.
Bài 3
Vào buổi chiều Chủ nhật, cả nhà sẽ cùng nhau làm các công việc:
Hỏi cả nhà sẽ làm những việc đó theo thứ tự như thế nào?
Phương pháp giải:
Quan sát bảng công việc rồi xếp thời gian theo thứ tự.
Lời giải chi tiết:
Thứ tự thực hiện các công việc:
- Cả nhà cùng nhau dọn nhà trước 15 giờ 45 phút.
- Sau đó cùng xem đá bóng từ 16 giờ đến 17 giờ 45 phút.
- Rồi cả nhà sẽ đi nấu cơm trước 18 giờ 30 phút.
Bài 4
Buổi tối, cả nhà cùng nhau lên kế hoạch đi chơi vào một ngày Chủ nhật trong tháng sau (tháng 5). Quan sát tờ lịch dưới đây và cho biết cả nhà có thể chọn đi chơi vào những ngày nào trong tháng 5.
Phương pháp giải:
Quan sát lịch rồi chỉ ra những ngày Chủ nhật trong tháng 5.
Lời giải chi tiết:
Những ngày Chủ nhật trong tháng 5 có thể đi chơi là: 5, 12, 19, 26.
Hoạt động 2
Tháng 6 này, chúng mình sẽ cùng tham dự một trại hè dành cho học sinh từ 7 đến 10 tuổi.
Dưới đây là tờ lịch tháng 6:
Bài 1
Trại hè được tổ chức từ ngày 24 tháng 6 đến hết ngày 30 tháng 6. Hỏi trại hè được tổ chức trong bao nhiêu ngày?
Phương pháp giải:
Xem lịch rồi trả lời câu hỏi của bài toán.
Lời giải chi tiết:
Trại hè được tổ chức từ ngày 24 tháng 6 đến hết ngày 30 tháng 6. Trại hè được tổ chức trong 7 ngày.
Bài 2
a) Thời hạn đăng kí tham dự trại hè là hết ngày thứ Sáu đầu tiên của tháng 6. Vậy thời hạn đăng kí là hết ngày nào?
b) Danh sách những người tham dự sự kiện này sẽ được thông báo vào thứ Hai tuần kế tiếp. Đó là ngày nào?
Phương pháp giải:
Xem lịch rồi trả lời câu hỏi của bài toán.
Lời giải chi tiết:
a) Thời hạn đăng kí tham dự trại hè là hết ngày thứ Sáu đầu tiên của tháng 6. Vậy thời hạn đăng kí là hết ngày 7 tháng 6.
b) Danh sách những người tham dự sự kiện này sẽ được thông báo vào thứ Hai tuần kế tiếp là ngày 10 tháng 6.
Bài 3
Một ngày trước thời điểm diễn ra trại hè.
a) Buổi sáng, Nam chuẩn bị những đồ dùng cần thiết để tham dự trại hè. Thời gian bắt đầu và kết thúc như sau:
Hỏi Nam đã chuẩn bị đồ dùng trong bao lâu?
b) Buổi chiều, Nam nướng bánh quy để tặng các bạn. Thời gian bắt đầu và kết thúc như sau:
Hỏi Nam đã nướng bánh trong bao lâu?
Phương pháp giải:
Tìm khoảng thời gian trôi qua giữa hai giờ và trả lời câu hỏi của bài toán.
Lời giải chi tiết:
a) Buổi sáng, Nam chuẩn bị đồ tham dự trại hè bắt đầu từ 9 giờ 5 phút đến 9 giờ 35 phút.
Vậy Nam chuẩn bị đồ tham dự trại hè mất 30 phút.
b) Buổi chiều, Nam bắt đầu nướng bánh quy từ 4 giờ đến 4 giờ 55 phút.
Vậy Nam nướng bánh quy hết 55 phút.
Bài 4
Vào ngày ngày đầu tiên tham dự trại hè, chúng mình được chọn tham gia hai hoặc ba hoạt động (không trùng thời gian) trong các hoạt động sau:
Em chọn tham gia những hoạt động nào? Các hoạt động đó diễn ra theo thứ tự như thế nào?
Phương pháp giải:
Quan sát tranh rồi chọn ra hai hoặc ba hoạt động (không trùng thời gian).
Lời giải chi tiết:
Em có thể chọn 1 trong các cách sau:
Trường hợp 1: Tham gia hoạt động: Vẽ tranh trên gỗ, làm bánh giầy và làm đồ gốm.
Thứ tự các hoạt động diễn ra: Vẽ tranh trên gỗ, làm đồ gốm và làm bánh giầy.
Trường hợp 2: Tham gia hoạt động: Rung chuông vàng, làm bánh giầy và làm đồ gốm.
Thứ tự các hoạt động diễn ra: Rung chuông vàng, làm đồ gốm và làm bánh giầy.
Trường hợp 3: Tham gia hoạt động : Làm đồ chơi tái chế, làm bánh giầy và làm đồ gốm.
Thứ tự các hoạt động diễn ra: Làm đồ chơi tái chế, làm đồ gốm và làm bánh giầy.
Unit 10: May I take a photo?
Chủ đề 8: Cuộc sống xanh
Cùng em học Toán 3 - Tập 2
Chủ đề 7: Gia đình yêu thương
Ôn tập chủ đề 1, 2, 3, 4
Bài tập cuối tuần môn Toán Lớp 3
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 3
Cùng em học Toán Lớp 3
SGK Toán - Cánh diều Lớp 3
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 3