Đề số 1 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 2 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 3 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 4 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 5 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 6 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 7 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 8 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 9 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề số 10 - Đề thi học kì 2 - Tiếng Việt 5
Đề bài
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Một vụ đắm tàu (Trang 179 - TV5/ Tập 2)
2. Con gái (Trang 189 - TV5/Tập 2)
3. Thuần phục sư tử (Trang 198 - TV5/Tập 2)
4. Tà áo dài Việt Nam (Trang 207 - TV5/Tập 2)
5. Công việc đầu tiên (Trang 215 - TV5/Tập 2)
6. Út Vịnh (Trang 232 - TV5/Tập 2)
7. Những cánh buồm (Trang 241 - TV5/Tập 2)
8. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Trang 249 -TV5/Tập 2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Những con sói trong tâm hồn
Một cậu bé đến gặp ông mình để kể cho ông nghe về nỗi bực tức của mình khi bị bạn cùng lớp chơi xấu.
Sau khi nghe xong câu chuyện, người ông liền nói: “Để ông kể cho cháu nghe chuyện này. Đôi lúc, ông cũng cảm thấy rất ghét những người như vậy, nhưng rồi ông không buồn vì những gì họ làm. Bởi vì sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù của cháu. Điều đó cũng giống hệt như cháu uống thuốc độc nhưng lại đi cầu nguyện cho kẻ thù của mình chết. Ông đã phải đấu tranh với những cảm xúc như thế này nhiều lần rồi.”
Ngừng một lúc, ông lại nói tiếp: “Cũng giống như có hai con sói bên trong ông, một con thì rất hiền và chẳng bao giờ làm hại ai. Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn. Nó chỉ đánh nhau khi điều đó là đáng để làm và làm theo một cách rất khôn ngoan, đúng đắn.”
Người ông từ tốn nói tiếp: “Nhưng con sói còn lại thì không như thế, nó lúc nào cũng giận dữ. Một việc nhỏ nhặt cũng có thể khiến nó nổi giận. Nó đánh nhau với tất cả mọi người, mọi vật bất cứ lúc nào, mà không có lí do. Nó không nghĩ rằng đó là do sự tức giận và thù hận của nó quá lớn. Thật khó để cả hai con sói này cùng sống trong ông. Cả hai con đều cùng muốn chiếm lĩnh tâm hồn ông.”
Cậu bé nhìn thật chăm chú vào mắt ông rồi hỏi: “Ông ơi! Vậy con sói nào thắng hả ông?”
Người ông nói một cách nghiêm nghị: “Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!”
(Theo Gia đình Online)
1. Cậu bé bực tức vì chuyện gì? (0.5 điểm)
A. Bị bạn cùng lớp chơi xấu
B. Bị bạn khác lớp bắt nạt
C. Bị điểm kém dù mình không làm sai
D. Bị bạn cùng lớp hiểu lầm mà không thể giải thích rõ.
2. Người ông đã làm gì khi đứa cháu kể chuyện bực tức của mình cho ông nghe? (0.5 điểm)
A. Người ông dẫn cháu đi ăn kem, đi chơi để tâm trạng của cháu thoải mái.
B. Người ông hỏi rõ sự việc cháu gặp phải để đưa lời khuyên tốt nhất cho cháu.
C. Người ông đã kể cho cháu nghe về trải nghiệm của chính bản thân mình, ông cũng từng gặp phải chuyện tương tự cháu.
D. Người ông nghiêm khắc phê bình cháu rằng sau này không được chơi với những người bạn xấu như thế.
3. Theo ông, trong tâm hồn chúng ta nuôi dưỡng hai con sói như thế nào? (1 điểm)
4. Theo ông, con sói nào đã chiến thắng ở cuộc chiến trong tâm hồn? (0.5 điểm)
A. Con sói hiền lành
B. Con sói giận dữ
C. Không con nào chiến thắng cả, chúng buộc phải sống hòa hợp với nhau.
D. Là con sói mà chúng ta vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn.
5. Theo em, người ông kể câu chuyện về những con sói trong tâm hồn cho người cháu nhằm mục đích gì? (1 điểm)
6. Em học được bài học gì qua câu chuyện trên? (1 điểm)
7. Đọc câu văn sau và lựa chọn một nhận định đúng? (0.5 điểm)
Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn.
A. Đây là câu đơn có nhiều vị ngữ.
B. Đây là câu ghép có 2 vế câu.
C. Đây là câu ghép có 3 vế câu.
D. Đây là câu ghép có 4 vế câu.
8. Xác định tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau? (0.5 điểm)
Người ông nói một cách nghiêm nghị: “Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!”
A. Dẫn lời nói trực tiếp của người ông.
B. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.
C. Ngăn cách các thành phần cùng chức vụ trong câu.
D. Đánh dấu nội dung bên trong để người xem chú ý.
9. Gạch dưới từ không cùng nhóm với những từ sau và giải thích vì sao từ đó không cùng nhóm. (0.5 điểm)
nhi đồng, con nít, trẻ con, trẻ ranh, trẻ em, tuổi trẻ, nhóc con
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
THUẦN PHỤC SƯ TỬ
Một tối, khi sư tử đã no nê, nằm bên chân Ha-li-ma ngoan ngoãn như một con mèo lớn, Ha-li-ma khấn Đức A-la che chở cho nàng, rồi lén nhổ ba sợi lông bờm của nó. Con vật giật mình, chồm dậy. Nhưng bắt gặp ánh mắt dịu hiền của nàng, nó cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi.
Ha-li-ma chạy ngay tới nhà giáo sĩ. Cụ già mỉm cười:
- Chỉ trong ít ngày, bằng trí thông minh, lòng kiên nhẫn và cử chỉ dịu dàng, con đã thuần phục được một con sư tử hung dữ. Lẽ nào con không làm mềm lòng nổi một người đàn ông vốn yếu đuối hơn sư tử rất nhiều? Con đã nắm được bí quyết rồi đấy.
Theo TRUYỆN DÂN GIAN A-RẬP
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích.
Lời giải chi tiết
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
1. (0.5 điểm) A. Bị bạn cùng lớp chơi xấu
2. (0.5 điểm) C. Người ông đã kể cho cháu nghe về trải nghiệm của chính bản thân mình, ông cũng từng gặp phải chuyện tương tự cháu.
3. (1 điểm) Tâm hồn chúng ta được nuôi dưỡng bởi hai con sói:
- Một con hiền lành, không làm hại ai, sống hòa hợp với mọi người. Nó chỉ đánh nhau khi điều đó là đáng để làm và làm một cách khôn ngoan, đúng đắn.
- Một con lúc nào cũng giận dữ, đánh nhau với tất cả mọi người.
4. (0.5 điểm) D. Là con sói mà chúng ta vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn.
5. (1 điểm) GV chấm ý của học sinh
Gợi ý:
Người ông đã kể chuyện về những con sói trong tâm hồn mình cho cháu nghe nhằm mục đích khuyên cháu rằng: “Sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù cháu.” Bởi vậy hận thù, ghét bỏ không phải là cách làm đúng đắn mỗi khi cháu đối diện với những chuyện không vui. Cần suy xét kĩ càng và giải quyết vấn đề một cách khôn ngoan và đúng đắn.
6. (1 điểm) GV chấm ý của học sinh
Gợi ý:
Trong cuộc sống bản thân mỗi người cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện chính bản thân mình, sống hoà hợp với những người khác. Khi xảy ra những vấn đề trong cuộc sống cần suy xét một cách kĩ càng và giải quyết một cách khôn ngoan, đúng đắn.
7. (0.5 điểm) C. Đây là câu ghép có 3 vế câu.
Nó / sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó / không bao giờ tấn công ai cả,
C1 V1 C2 V2
bởi vì sự tấn công / đã không được dự tính sẵn.
C3 V3
8. (0.5 điểm) A. Dẫn lời nói trực tiếp của người ông.
9. (0.5 điểm) Từ không cùng nhóm với các từ còn lại là từ “tuổi trẻ”. Vì “tuổi trẻ” là chỉ những người ở độ tuổi thanh niên, thiếu niên. Còn những từ còn lại thì lại được dùng để chỉ những người nằm trong độ tuổi dưới 16 tuổi.
B. KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung: (4 điểm)
A. Mở bài: Giới thiệu về khu vui chơi, giải trí em muốn tả (0.75 điểm)
B. Thân bài
- Tả bao quát khung cảnh: Ở đâu, rộng lớn hay không, không khí như thế nào, có nhiều người qua lại không (1 điểm)
- Tả chi tiết: Miêu tả chi tiết từng khu vực ở khu vui chơi, giải trí. Chú ý lồng ghép tả hoạt động của mọi ng ở từng khu (1.5 điểm)
C. Kết bài: Cảm nghĩ của em về khu vui chơi, giải trí đó (0.75 điểm)
* Về hình thức: (2 điểm)
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
Bài viết tham khảo:
Công viên Thủ Lệ là một nơi vui chơi, giải trí thích thú nhất của em. Nhân kỳ nghỉ lễ dài ngày 30-4 và 1-5, một buổi chiều, em được bố mẹ cho đi chơi ở đó, để "xả hơi" trước khi vào kỳ thi cuối cấp tiểu học của em.
Công viên Thủ Lệ có 3 cổng, 2 chính, 1 phụ. Khi qua cổng chính phía Tây, sơn màu xanh rêu, em thấy trước mặt là một đài phun nước. Sau đài phun nước, là khu vui chơi với các trò xe điện đụng, đạp vịt, nhà phao, ném bóng... Mỗi trò chơi đều có cái hấp dẫn riêng của nó. Em thích nhất là trò chơi đạp vịt, vì em có thể vừa ngắm cảnh thiên nhiên, vừa ăn quà vặt trên lưng vịt.
Đường dẫn vào khu chuồng thú, là những chiếc cầu xây cong cong duyên dáng. Công viên hôm ấy rất đông các em nhỏ và các bạn cùng trang lứa với em. Người người qua lại tham quan rất nhộn nhịp. Từ xa, em đã nghe tiếng gầm vang khắp Công viên của sư tử, của hổ. Những con báo đốm có tốc độ phi thường và leo trèo rất giỏi nơi hoang dã, thì ở đây, lại rất ngoan ngoãn, đủng đỉnh dạo quanh khung chuồng, như muốn làm một màn chào hỏi mọi người. Những chú khỉ vui tính có cử chỉ khéo léo như người, hết tiếp nhận những quả chuối chín từ tay du khách, chia cho các con nhỏ ăn, lại âu yếm nhau, bắt chấy cho nhau, và leo trèo nhanh thoăn thoắt. Thương cho bác voi to đùng nhưng hiền lành quá, để đám côn trùng bắt nạt, quấy nhiễu. Đôi tai to như chiếc quạt và chiếc đuôi mềm dẻo cứ phải vẫy vẫy, quất đi quất lại mà không hết khó chịu. Chiếc vòi mềm mại, khéo léo như đôi tay văng đi, văng lại, thỉnh thoảng hít hít xuống đống cỏ, rồi quấn nắm cỏ vào mồm nhai. Dưới bể có khung lưới sắt kia, là những "người hùng dưới nước" – cá sấu, con bơi dưới nước, con nằm im như đống bê-tông để chìa ra những răng nanh nhọn hoắt trông gớm ghiếc. Qua khu vực thú dữ, đến khu nuôi nhốt thú gặm nhấm. Những chú chuột bạch thì loanh quanh trong một cái thùng kim loại sơn trắng. Mấy chị thỏ rừng chạy nhảy tung tăng với đàn con nhỏ trong sân chuồng thật đáng yêu. Bên kia đường nhỏ trong công viên, mấy chị nai lúc ngơ ngác, lúc cúi xuống từ tốn gặm cỏ, rồi lạnh lùng bỏ đi như đang xấu hổ với ai.
Qua một chiếc cầu để đến khu nuôi gia cầm. Ở đây, em được nghe những âm thanh huyên náo của chim hót, vịt kêu, gà gáy, và cả tiếng mấy chị gà mái gọi trống "tục!" tục!". Đẹp nhất là mấy chị công đang khoe bộ đuôi nhiều màu sắc cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên của mình. Những con chim trĩ có chiếc mào đẹp đang nhảy nhót, hót líu lo trên cành. Thong thả dạo bộ về phía đền Voi Phục, em lại bị cuốn hút bởi mấy bác trung niên đang say mê nặn và bán tò he, với hình thù các con vật, hoa, lá và các đồ chơi khác nhau đủ sắc màu. Em được bố mua cho các nhân vật Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Chư Bát Giới, Yêu quái Bạch Cốt Tinh, tất cả được nặn bằng bột màu khéo léo trông thật đáng yêu.
Trời đã xế chiều, chân em cũng thấm mỏi, được bố mẹ mua cho que kem thơm mùi cốm, mút cho đã khát. Chưa hết que kem, em đã thấy hiện ra ngay trước mắt một chiếc cổng mới xây theo kiểu cổ trước đền Voi Phục, để ra phố Kim Mã. Nhìn từ phố Kim Mã, khung cảnh Công viên Thủ Lệ đẹp đến kì diệu. Mặt hồ nước trong xanh bao quanh một rừng cây xanh ngắt. Mấy "cô" thiên nga trắng điệu đà đang chở từng đôi trai gái trên lưng mình dạo chơi, đón những luồng gió mát. Nắng vàng nhạt hắt trọn lên những tầng cao của tòa nhà Khách sạn Daewoo cũng phản bóng xuống hồ nước, tạo nên một bức tranh đẹp lộng lẫy.
Em rất thích đến Công viên Thủ Lệ, vì mỗi lần đến, là một lần được khám phá bao điều bổ ích và mới lạ trong thế giới thiên nhiên. Em mong sao Công viên Thủ Lệ có nhiều thú hơn, để chúng em và các bạn nhỏ được thăm quan, chiêm ngưỡng. Và mong sao, Thủ Lệ mãi mãi sạch sẽ, xanh tươi, thực sự là "lá phổi" của Thành phố.
Bài tập cuối tuần 12
Unit 15. What would you like to be in the future?
Bài tập cuối tuần 31
Các thể loại văn tham khảo lớp 5
TẢ CÂY CỐI