Đọc hiểu - Đề số 1 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 2 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 3 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 4 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 5 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 6 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 7 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 8 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 9 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 10 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 11 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 12 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 13 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 14 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 15 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 16 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 17 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 18 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 19 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 20 - THCS
Đề bài
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
“Lúc đó nồi cơm sôi lên sùng sục. Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm rồi nhìn lên chúng tôi. Thấy nó luýnh quýnh tôi vừa tội nghiệp vừa buồn cười, nghĩ chắc thế nào nó cũng chịu thua. Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ. Con bé đáo để thật.”
a.
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào? (3.0 điểm)
b.
Xác định nội dung chính của đoạn văn. (1.0 điểm)
c.
Chỉ ra và nêu tác dụng của hai từ láy trong đoạn văn trên. (2.0 điểm)
Lời giải chi tiết
a.
- Đoạn văn trên trích từ văn bản “Chiếc lược ngà”. Tác giả là Nguyễn Quang Sáng.
- Văn bản ra đời năm 1966, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra ác liệt.
b.
Nội dung chính của đoạn văn: Bé Thu quyết không gọi ông Sáu là ba ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn, cơm sôi mà mẹ đi vắng, không làm sao để múc nước cơm ra được.
c.
- Hai từ láy: sùng sục, loay hoay.
- Tác dụng:
+ Sùng sục: trạng thái cơm sôi to, yêu cầu cấp thiết phải múc nước ra -> hoàn cảnh khó khăn của bé Thu.
+ Loay hoay: hoạt động của bé Thu -> thái độ phản kháng đến cùng, con bé tự tìm cách giải quyết dù trong hoàn cảnh khó khăn chứ nhất quyết không chịu gọi ba để nhờ ba giúp.
Nguồn: Sưu tầm