Đọc hiểu - Đề số 1 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 2 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 3 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 4 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 5 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 6 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 7 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 8 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 9 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 10 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 11 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 12 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 13 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 14 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 15 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 16 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 17 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 18 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 19 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 20 - THCS
Đề bài
Câu 1
Cho khổ sau:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
(Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục, 2015)
a. Khổ thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Nêu ngắn gọn nội dung chính của khổ thơ trên.
Câu 2
Chỉ ra những từ ngữ làm phương tiện liên kết câu trong đoạn trích sau:
Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hàng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống.
(Tiếng nói văn nghệ, Nguyễn Đình Thi)
Lời giải chi tiết
Câu 1
a. Khổ thơ trên được trích trong văn bản “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
b. Nội dung chính của đoạn thơ trên: Cuộc sống đầy đủ, bình yên khiến người lính thờ ơ, dửng dưng, quay lưng lại với quá khứ mà họ từng gắn bó.
Câu 2
- Các từ ngữ làm phương tiện liên kết: tư tưởng, nhưng.
- Các phép liên kết:
+ Phép lặp (lặp từ “tư tưởng”).
+ Phép nối (dùng quan hệ từ “nhưng”).
Nguồn: Sưu tầm
PHẦN GIẢI TÍCH - TOÁN 12
Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị
CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng
PHẦN 1. KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ