Đọc hiểu - Đề số 1 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 2 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 3 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 4 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 5 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 6 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 7 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 8 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 9 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 10 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 11 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 12 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 13 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 14 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 15 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 16 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 17 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 18 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 19 - THCS
Đọc hiểu - Đề số 20 - THCS
Đề bài
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Buồn trông của bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới xa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
( Ngữ văn 9, Tập một)
Câu 1: (1.0 điểm)
Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào, của tác giả nào? Nêu thể loại và thể thơ của tác phẩm đó.
Câu 2: (0.5 điểm)
Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng những từ láy nào?
Câu 3: (1.5 điểm)
Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn thơ trên.
Lời giải chi tiết
1.
- Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm “Truyện Kiều” của tác giả Nguyễn Du.
- Thể loại: Truyện thơ Nôm
- Thể thơ: Lục bát
2.
- Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên là: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.
3.
- Điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại 4 lần trong đoạn thơ trên. Buồn trông có nghĩa là buồn nhìn ra xa, trông ngóng điều gì đó vô vọng.
+ Điệp ngữ này được kết hợp với những hình ảnh đứng sau nó như: cửa bể, con thuyền, cánh buồm, ngọn nước, hoa trôi, cỏ nội, chân mây mặt đất, gió, sóng,… vừa gợi thân phận cô đơn, lênh đênh, trôi dạt trên dòng đời vô định, vừa diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng tiến, chồng chất ghê gớm, mãnh liệt hơn.
+ Các điệp ngữ còn kết hợp với các từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng, khi trầm buồn, khi dữ dội, xô nỗi buồn đến tuyệt vọng.
=> Phép điệp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu thơ, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người đọc.
Nguồn: Sưu tầm
CHƯƠNG 6. KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM
CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
CHƯƠNG IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
Chương 2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12