Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
Việt Nam quê hương ta
Về bài ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…"
Thực hành Tiếng Việt bài 3 trang 67
Hoa bìm bịp
Viết: Làm thơ lục bát
Viết: Ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Nói và nghe: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát
Ôn tập bài 3 trang 79
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Em bé thông minh
Nội dung chính
“Em bé thông minh” là loại truyện cổ tích về nhân vật thông minh – kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm,…), từ đó tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày |
Chuẩn bị đọc 1
Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Người như thế nào được xem là người thông minh?
Phương pháp giải:
Thử suy nghĩ xem, trong cuộc sống thường ngày, trong lớp học và xung quanh em ai thường được công nhận là người thông minh.
Lời giải chi tiết:
Người thông minh là người có sự nhận thức, năng lực hiểu nhanh, tiếp thu nhanh mọi vấn đề, có khả năng ứng biến và tìm ra cách xử lí nhanh chóng mọi tình huống, vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
Chuẩn bị đọc 2
Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Theo em, người thông minh có thể giúp ích gì cho mọi người?
Phương pháp giải:
Thử hình dung người thông minh sẽ giúp mọi người trong những công việc nào.
Lời giải chi tiết:
Người thông minh có thể giúp mọi người tìm được phương án giải quyết nhanh những khó khăn trong cuộc sống; tìm ra cách làm hay, rút ngắn thời gian và mang lại hiệu quả cao.
Trải nghiệm cùng VB 1
Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Theo em ai sẽ là người giải quyết thử thách này? Người đó có thành công không?
Phương pháp giải:
Em quan sát các nhân vật có trong truyện và xét xem ai sẽ là người giải quyết vấn đề.
Lời giải chi tiết:
Theo em cậu bé sẽ là người giải quyết thử thách này và cậu ấy sẽ thành công.
Trải nghiệm cùng VB 2
Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Liệu trong phần tiếp theo, em bé có phải vượt qua những thử thách nữa hay không?
Phương pháp giải:
Em thử suy nghĩ xem thử thách cho cậu bé có dừng lại ở đây không hay vẫn sẽ tiếp tục.
Lời giải chi tiết:
Trong phần tiếp theo, em bé sẽ phải vượt qua những thử thách nữa vì nhà vua vẫn chưa thực sự tin vào một chú bé như thế. Và nhờ những thử thách tiếp theo mà cậu bé được bộc lộ rõ hơn tài trí của mình.
Trải nghiệm cùng VB 3
Câu 3 (trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Chi tiết em bé "hát lên một câu" cho em biết điều gì về nhân vật này?
Phương pháp giải:
Thử suy nghĩ khi nào thì người ta sẽ cất tiếng hát, và trong trường hợp như trên, nhưng em bé lại cất tiếng hát thì thể hiện em là người thế nào.
Lời giải chi tiết:
Chi tiết em bé "hát lên một câu" cho em thấy em bé là một người hồn nhiên, nhanh trí, thông minh và không hề sợ hãi những khó khăn trong cuộc sống.
Suy ngẫm và phản hồi 1
Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
Phương pháp giải:
Nhớ lại các kiểu nhân vật trong truyện cổ: nhân vật dũng sĩ, nhân vật có hình thù kì lạ, nhân vật thông minh… để chọn câu trả lời đúng nhất.
Lời giải chi tiết:
Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật thông minh.
Trải nghiệm cùng VB 2
Câu 2 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Đọc đoạn văn sau:
Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Đây là lời của người kể chuyện hay lời nhân vật? Vì sao em cho là như vậy?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn trên và nhớ lại hai ngôi kể đã học (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba) để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Đây là lời của người kể chuyện vì đây là phần lời người kể đang tường thuật lại sự việc diễn ra.
Trải nghiệm cùng VB 3
Câu 3 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trong truyện, em bé đã vượt qua những thử thách nào? Các thử thách ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện phẩm chất của nhân vật em bé thông minh?
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và liệt kê lần lượt những thử thách mà em bé đã vượt qua.
Lời giải chi tiết:
Trong truyện, em bé đã vượt qua 4 thử thách:
- Lần thứ nhất: trả lời câu hỏi phi lí của viên quan, khi viên quan hỏi cha cậu cày mỗi ngày được mấy đường.
- Lần thứ hai: nhà vua bắt dân làng cậu bé nuôi trâu đực phải đẻ được con.
- Lần thứ ba: trả lời câu đố vua giao cho chính mình, làm sao thịt một con chim sẻ phải dọn thành ba cỗ bàn thức ăn
- Lần thứ tư: câu đố hóc búa của sứ thần xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc xoắn dài.
=> Các thử thách ấy có cấp độ khó tăng dần, đòi hỏi cậu bé phải suy nghĩ, dùng trí để giải quyết vấn đề, những câu đố hóc búa. Qua đó, người đọc ngày càng thấy rõ sự thông minh, nhanh nhẹn, tài năng của cậu bé.
Trải nghiệm cùng VB 4
Câu 4 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Em đánh giá như thế nào về kết thúc của truyện?
Phương pháp giải:
Đọc phần kết thúc và đưa ra đánh giá của em về phần này, xem đây là kết thúc có hậu hay không, kết thúc đó có xứng đáng với nhân vật không.
Lời giải chi tiết:
Truyện có một kết thúc có hậu, xứng đáng với những gì đã bỏ ra của cậu bé thông minh. Đây cũng là ước mơ của nhân dân ta về sự đổi đời và kiểu người thông minh, có cống hiến sẽ được đền đáp xứng đáng.
Trải nghiệm cùng VB 5
Câu 5 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Theo em, chủ đề của truyện Em bé thông minh là gì?
Phương pháp giải:
Đọc truyện và tự suy nghĩ
Lời giải chi tiết:
Chủ đề của truyện là đề cao trí thông minh dân gian được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế cuộc sống.
Trải nghiệm cùng VB 6
Câu 6 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Lời giải đố của các nhân vật thông minh trong truyện cổ tích thường dựa vào kiến thức từ đời sống. Việc tích luỹ kiến thức từ đời sống có tác dụng gì đối với chúng ta.
Phương pháp giải:
Đây là câu hỏi kiểm tra kiến thức và cách nhìn nhận của em đối với cuộc sống. Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Việc tích luỹ kiến thức từ đời sống có tác dụng rất lớn đối với chúng ta. Dân gian có câu "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" vì vậy việc tích lũy kiến thức đời sống sẽ giúp chúng ta linh hoạt hơn trong việc xử lý những công việc thường gặp trong các lĩnh vực đời sống.
Tác giả - tác phẩm chung
GIẢI TOÁN 6 HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG TẬP 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Chủ đề 1. NHÀ Ở
Bài 3: Vẻ đẹp quê hương
Chủ đề 2. KHÁM PHÁ BẢN THÂN
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6