SOẠN VĂN 6 TẬP 1 - CTST CHI TIẾT

Thánh Gióng

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
Nội dung chính
Chuẩn bị đọc
Trải nghiệm cùng VB 1
Trải nghiệm cùng VB 2
Trải nghiệm cùng VB 3
Suy ngẫm và phản hồi 1
Suy ngẫm và phản hồi 2
Suy ngẫm và phản hồi 3
Suy ngẫm và phản hồi 4
Suy ngẫm và phản hồi 5
Suy ngẫm và phản hồi 6
Suy ngẫm và phản hồi 7

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
Nội dung chính
Chuẩn bị đọc
Trải nghiệm cùng VB 1
Trải nghiệm cùng VB 2
Trải nghiệm cùng VB 3
Suy ngẫm và phản hồi 1
Suy ngẫm và phản hồi 2
Suy ngẫm và phản hồi 3
Suy ngẫm và phản hồi 4
Suy ngẫm và phản hồi 5
Suy ngẫm và phản hồi 6
Suy ngẫm và phản hồi 7

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Thánh Gióng

Nội dung chính

Truyện Thánh Gióng ca ngợi tình yêu nước, tinh thần bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đại.

 

Chuẩn bị đọc

(trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ?

Phương pháp giải:

Suy nghĩ và nêu cảm nghĩ về sự kì lạ này.

Lời giải chi tiết:

Việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là một việc kì lạ, điều đó chứng tỏ đây là một con người phi thường.

Trải nghiệm cùng VB 1

Câu 1 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?

Phương pháp giải:

Thử hình dung sự việc sắp xảy ra đối với nhân vật khác thường này.

Lời giải chi tiết:

Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo đây là một con người phi thường, có thể làm nên những việc lớn.

Trải nghiệm cùng VB 2

Câu 2 (trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Từ "chú bé" được thay bằng từ "tráng sĩ" khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lối kể có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Tìm hiểu nghĩa của từ “chú bé” và “tráng sĩ” rồi chọn câu trả lời phù hợp.

Lời giải chi tiết:

- Từ "chú bé" vốn chỉ những cậu bé con còn hồn nhiên và chưa nhận thức nhiều về cuộc sống.

- Từ "tráng sĩ" dùng để chỉ người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.

=> Sự thay đổi trong cách gọi thể hiện quan niệm của nhân dân ta về mong ước có một người anh hùng đủ sức mạnh để đáp ứng nhiệm vụ dân tộc đặt ra trong hoàn cảnh cấp thiết. Sự lớn lên của Gióng đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc ta vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình thay đổi tư thế tầm vóc của mình.

Trải nghiệm cùng VB 3

Câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Đọc lại những sự việc và chi tiết trong đoạn kết rồi suy nghĩ ý nghĩa của nó.

Lời giải chi tiết:

Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa:

- Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào của nhân dân đối với Thánh Gióng.

- Đồng thời cũng giải thích nguồn gốc các sự kiện, địa điểm lịch sử (đền thờ Phù Đổng Thiên Vương, làng Cháy)

Suy ngẫm và phản hồi 1

Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng?

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản và tìm ý.

Lời giải chi tiết:

- Sự ra đời và lớn lên của Gióng:

+ Gióng được sinh ra một cách kì lạ: Bà mẹ ướm chân - thụ thai, 12 tháng mới sinh; cậu bé lên ba không nói, cười, đi, đặt đâu nằm đấy.

+ Khi sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, Gióng bỗng cất tiếng nói mời sứ giả vào .

+ Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không biết no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng.

- Gióng ra trận và chiến thắng:

+ Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.

+ Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác.

+ Roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.

- Gióng bay về trời: Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.

Suy ngẫm và phản hồi 2

Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Nhân vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước? Theo em, vì sao khi nghe Gióng nói, sứ giả "vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ"?

Phương pháp giải:

Đọc lại đoạn Gióng ngồi dậy nói chuyện với sứ giả và mẹ.

Lời giải chi tiết:

- Khi Gióng nghe được lệnh sứ giả, Gióng đã nói với mẹ: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây" và nói với sứ giả: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".

- Sứ giả kinh ngạc vì Gióng chỉ là một đứa trẻ, đặt đâu nằm đó, lên ba không biết nói cười mà nay khi nghe tin đất nước có giặc ngoại xâm bỗng cất lên tiếng nói được. Đó là một sự việc kì lạ.

- Sứ giả mừng rỡ vì thế mạnh giặc, tình thế đất nước đang vô cùng cấp bách, sứ giả đi khắp nơi để tìm người tài mà nay đã gặp được người nhận nhiệm vụ cao cả này.

Suy ngẫm và phản hồi 3

Câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kê các từ ngữ ấy thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng "vươn vai" thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc?

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản và tìm các danh từ chỉ nhân vật Gióng qua 2 thời điểm trên.

Lời giải chi tiết:

Liệt kê các từ ngữ chỉ nhân vật:

- Trước khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: cậu bé, đứa trẻ, đứa bé, chú bé.

- Sau khi Gióng trở thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc: tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương.

Suy ngẫm và phản hồi 4

Câu 4 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản và xem lặp lại danh từ nào nhiều lần nhất khi nói về nhân vật.

Lời giải chi tiết:

- Từ ngữ được lặp lại nhiều nhất là từ "tráng sĩ" (lặp lại 7 lần).

- Tác dụng: thể hiện quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, lập được những chiến công lớn. Bên cạnh đó cũng thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca đối với người anh hùng dân tộc.

Suy ngẫm và phản hồi 5

Câu 5 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức truyền thuyết và xét xem Gióng có vai trò như thế nào đối với dân tộc trong thời điểm lúc bấy giờ.

Lời giải chi tiết:

Nhiệm vụ của Gióng là đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc để nhân dân ta có một cuộc sống ấm no, yên bình. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, mang tầm vóc quốc gia và ảnh hưởng đến toàn dân tộc.

Suy ngẫm và phản hồi 6

Câu 6 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Theo một số bạn, truyện Thánh Gióng lẽ ra nên kết thúc ở câu “Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời". Các bạn ấy cho rằng: phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em thử bỏ câu văn đó và xem văn bản có thay đổi gì không rồi trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

- Em không đồng ý với ý kiến trên, vì phần cuối truyện kể về những dấu tích của Gióng còn để lại khiến cho câu chuyện hấp dẫn hơn. Đó là những di sản mà Gióng để lại cho dân tộc ta đến ngày nay. Qua đó cũng thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn của nhân dân ta về một người anh hùng cứu nước giúp dân, đúng như đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" mà ông cha ta đã dạy.

Suy ngẫm và phản hồi 7

Câu 7 (trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và viết lại bằng lời văn của mình.

Lời giải chi tiết:

      Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh tượng trưng của nhân dân ta, của các thế hệ cha ông đi trước. Không ngẫu nhiên mà một dân tộc bé nhỏ như đất nước ta đã bao phen giành lại độc lập từ tay các cường quốc trên thế giới. Đó phải nhờ vào sự đoàn kết và tinh thần yêu nước sôi sục của mỗi người dân. Khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì tất thảy mọi người đều mang ý chí chiến đấu, giành lại độc lập. Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc đã thể hiện lòng yêu nước luôn có ở sẵn trong mỗi người dân. Sau khi Gióng gặp sứ giả, ăn mấy cũng không đủ no thì nhân dân ta đã góp gạo nuôi Gióng, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved