Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Tiếng hát buổi sớm mai
Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.
Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem thích bài hát đó không.
Gió ngạc nhiên:
- Ơ, chính tôi hát đấy chứ. Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:
- Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.
Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:
- Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.
(Theo Truyện nước ngoài)
a) Hoa hỏi gió điều gì?
A. Bạn có thích bài hát của tôi không?
B. Bạn có thích hát cùng tôi không?
C. Bạn hát hay tôi hát đấy nhỉ?
b) Gió trả lời hoa như thế nào?
A. Ơ, đó là bạn hát à?
B. Tôi không biết.
C. Chính tôi hát đấy chứ.
c) Vì sao hoa, gió và sương không nghe được tiếng hát của nhau?
A. Vì mỗi vật đều hát to quá, át tiếng hát của nhau.
B. Vì gió và sương đung đưa và ngân nga thánh thót.
C. Vì chúng không biết cách lắng nghe để hiểu nhau.
d) Câu chuyện cho chúng ta bài học gì trong cuộc sống?
Lời giải chi tiết:
a) Hoa hỏi gió xem có thích bài hát của mình không.
Chọn đáp án: A
b) Gió trả lời hoa : Đó chính là bài hát của gió. Gió làm những cánh hoa đung đưa, tạo thành tiếng lao xao nên khiến hoa tưởng rằng mình hát.
Chọn đáp án: C
c) Hoa, gió và sương không nghe được tiếng hát của nhau vì chúng không biết cách lắng nghe để hiểu nhau.
Chọn đáp án: C
d) Câu chuyện cho em bài học : Trong cuộc sống, biết lắng nghe sẽ giúp chúng ta hiểu nhau nhiều hơn.
Câu 2
Điền vào chỗ trống l hay n?
Muốn …o thì phải chăm …àm
Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi
…âu sồng …ào quản khen chê
…òng người …uôn sạch đói no không màng.
Lời giải chi tiết:
Muốn no thì phải chăm làm
Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi
Nâu sồng nào quản khen chê
Lòng người luôn sạch đói no không màng.
Câu 3
Đọc các câu văn, câu thơ sau và hoàn thành bảng phía dưới:
a) Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo,
Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền.
b) Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
(Đặng Hiền)
c) Xa xa, từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bồ li ti đen ngòm lên da trời.
| Sự vật so sánh 1 | Từ so sánh | Sự vật so sánh 2 |
a |
|
|
|
b |
|
|
|
c |
|
|
|
Lời giải chi tiết:
| Sự vật so sánh 1 | Từ so sánh | Sự vật so sánh 2 |
a | - Mẹ - cô giáo | - là - như | - cô giáo - mẹ hiền |
b | Mẹ | Như | Nắng mới |
c | Chim | Như | Đàn kiến |
Câu 4
Điền từ ngữ thích hợp để hoàn thiện các thành ngữ, tục ngữ có dùng phép so sánh:
a. Hót như ….
b. Chậm như ….
c. Tốt gỗ hơn …..
Lời giải chi tiết:
a. Hót như khướu
b. Chậm như rùa
c. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Unit 19. Outdoor activities
Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Unit 9: He can run!
Chủ đề 12: Cộng, trừ trong phạm vi 100 000
Học kì 1
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3