Phần I
TÁC DỤNG CỦA VIỆC LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
1.
Trả lời câu 1 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)
Hai đoạn văn trong SGK cùng kể về nhà trường, bạn bè nhưng không có mối liên hệ với nhau vì:
- Đoạn trước kể về ngày học sinh tựu trường.
- Đoạn sau nêu cảm tưởng về trường lớp.
2.
Trả lời câu 2 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)
a. Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa thời gian và tạo liên kết đoạn trước.
b. Với cụm từ trên, hai đoạn văn có sự liên hệ về dòng hồi tưởng của tác giả.
c. Đoạn văn có liên kết đoạn sẽ mạch lạc, chặt chẽ và hợp lí hơn.
Phần II
CÁCH LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
Có hai biện pháp để chuyển đoạn văn:
1.
Trả lời câu 1 (trang 51 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)
a.
- Hai khâu: khâu tìm hiểu và khâu cảm thụ.
- Từ ngữ liên kết: Bắt đầu là…, Sau khâu tìm hiểu là…
- Từ liên kết quan hệ liệt kê: trước hết, đầu tiên, thoạt đầu; tiếp đến, tiếp theo, sau nữa; một là, hai là…
b.
- Quan hệ ý nghĩa: cùng nói về cảm xúc của nhân vật “tôi” với ngôi trường Mĩ Lí.
- Từ ngữ liên kết: nhưng.
- Từ liên kết có nghĩa đối lập: nhưng, trái lại, vậy mà, song…
c.
- Đọc lại hai đoạn văn mục I.2 trang 50-51 trong SGK, có thể xác định “đó” là đại từ.
- Trước đó là lúc trước nhân vật “tôi” lần đầu tiên cắp sách đến trường.
- Việc dùng đại từ đó tác dụng liên kết giữa hai đoạn văn.
d.
- Mối quan hệ giữa hai đoạn văn: quan hệ giữa nội dung cụ thể và nội dung tổng kết.
- Từ liên kết chuyển đoạn là: nói tóm lại.
- Từ liên kết mang nghĩa tổng kết, khái quát: như vậy, nhìn chung, tóm lại…
2.
Trả lời câu 2 (trang 53 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)
- Câu liên kết hai đoạn văn là: “Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy”.
- Câu có tác dụng liên kết vì nó khép lại nội dung trước, gợi mở nội dung sau.
Phần III
LUYỆN TẬP
Câu 1:
Trả lời câu 1 (trang 53 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)
Các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong các đoạn trích là:
a. Nói như vậy…
b. Thế mà…
c. Cũng cần (nối đoạn 2 với đoạn 1) tuy nhiên (nối đoạn 3 với đoạn 2).
Câu 2:
Trả lời câu 2 (trang 54 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)
a. Từ đó
b. Nói tóm lại
c. Tuy nhiên
d. Thật khó trả lời.
Câu 3:
Trả lời câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)
"Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là 1 đoạn tuyệt khéo". Nói đây là đoạn tuyệt khéo, quả thực là sự nhận xét tinh tường của Vũ Ngọc Phan. Chính tình huống được đẽo gọt khéo léo này đã làm nổi bật tất cả sự bản lĩnh, kiên cường của người phụ nữ nông thôn khi bị dồn vào bước đường cùng. Tên cai lệ hiện ra như một con ác thú và chị Dậu đại diện cho tầng lớp bị áp bức đã dồn hết tất cả những căm phẫn, uất hận để trút lên đầu tên cai lệ, khiến cho người đọc hả hê. Như vậy, có thể thấy đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ đúng là đoạn “tuyệt khéo” – một cao trào xuất sắc của Ngô Tất Tố.
- Phương tiện liên kết: Như vậy – quan hệ nội dung cụ thể và tổng kết.
CHƯƠNG 5. HIĐRO - NƯỚC
Chủ đề 4: Biển đảo quê hương
CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
Unit 11: Science and technology
Bài 1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8