Phần I
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
1. Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh
Trả lời câu hỏi (trang 116 SGK Ngữ Văn 8 tập 1)
a. Các văn bản thuyết minh vừa học sử dụng:
- Những tri thức về tự nhiên (Địa lí, Sinh học…).
- Những tri thức về xã hội (Văn hoá, Lịch sử…).
b. Để có được những tri thức đó phải: quan sát, học tập, tích lũy kiến thức.
c. Không thể chỉ sử dụng trí tưởng tượng, phán đoán, suy luận làm phương thức xây dựng văn bản thuyết minh.
2. Phương pháp thuyết minh
Trả lời câu hỏi (trang 116 SGK Ngữ Văn 8 tập 1)
a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
- Các câu trên đều có từ "là" - biểu thị nhận định mang tính định nghĩa, giải thích.
- Phần vị ngữ sau từ "là" - nêu những kiến thức khái quát về bản chất, đặc trưng, tính chất của đối tượng đứng trước từ "là".
- Trong văn bản thuyết minh, những loại câu văn định nghĩa, giải thích đóng vai trò nêu vấn đề, đưa ra nội dung cần thuyết minh.
b. Phương pháp liệt kê
- Tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.
+ Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.
+ Đoạn trích trong bài Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000: liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.
c. Phương pháp nêu ví dụ
- Là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục. Lấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.
+ Ôn dịch, thuốc lá: nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.
d. Phương pháp dùng số liệu
- Là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.
e. Phương pháp so sánh
- Thuyết minh về độ rộng lớn của biển Thái Bình Dương: so sánh với các đại dương khác để giúp người đọc có được ấn tượng cụ thể về diện tích của nó.
- Tác dụng làm nổi bật, cụ thể hoá đối tượng cần thuyết minh.
g. Phương pháp phân loại, phân tích
- Áp dụng phương pháp này đối với sự vật đa dạng, nhiều cá thể để phân loại, trình bày rõ ràng.
- Để trình bày các đặc điểm của thành phố Huế, người ta phải dùng phương pháp phân loại, phân tích:
+ Trung tâm văn hóa, nghệ thuật.
+ Thiên nhiên Huế rất đẹp.
+ Các kiến trúc của Huế rất nổi tiếng.
+ Món ăn của Huế rất phong phú, đa dạng.
+ Huế đấu tranh kiên cường.
+ Huế đẹp và thơ đã đi vào lịch sử của những thành phố anh hùng.
Phần II
LUYỆN TẬP
Câu 1 => 2
1.
Trả lời câu 1 (trang 128 SGK Ngữ Văn 8 tập 1)
Phạm vi tìm hiểu vấn đề:
- Kiến thức y học:
+ Khói thuốc chứa nhiều chất độc.
+ Vòm họng, phế quản, nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc làm tê liệt.
+ Khói thuốc gây ho hen viêm phế quản.
+ Trong khói thuốc lá có chất đi-o-xin… giảm sút sức khỏe con người.
+ Khói thuốc ung thư vòm họng, ung thư phổi.
+ Chất ni-co-tin trong thuốc lá làm huyết áp tăng cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim.
- Sự hiểu biết về tâm lí xã hội, sự quan tâm tới vấn đề xã hội:
+ Bệnh viêm phế quản… hại sức khỏe cộng đồng.
+ Hút thuốc lá nơi công cộng… sinh con suy yếu.
+ Từ điếu thuốc sang cốc bia rồi đến ma túy… từ điếu thuốc.
=> Tác giả là người có tầm am hiểu sâu sắc về khoa học, có trình độ chuyên môn và có ý thức trách nhiệm với xã hội.
2.
Trả lời câu 2 (trang 128 SGK Ngữ Văn 8 tập 1)
- Tác giả sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh trong bài viết:
+ So sánh
+ Đối chiếu
+ Nêu số liệu
+ Phân tích từng tác hại
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 129 SGK Ngữ Văn 8 tập 1)
Văn bản thuyết minh Ngã ba Đồng Lộc
- Kiến thức:
+ Vị trí địa lý của Ngã ba Đồng Lộc.
+ Về tập thể 10 cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ san lấp hố bom, đào hầm, đảm bảo an toàn giao thông.
+ Cô gái La Thị Tám đầy nhiệt tình cách mạng, dũng cảm và mưu trí.
- Phương pháp thuyết minh:
+ Liệt kê: kể tên việc làm của 10 cô gái thanh niên xung phong.
+ Nêu ví dụ: "ba lần bị bom nổ vùi lấp… giao thông thông suốt".
+ Dùng số liệu: "Ngày 24/7/1968… hơi thở cuối cùng".
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 129 SGK Ngữ Văn 8 tập 1)
Sự phân loại của lớp trưởng là hợp lý vì chỉ có 3 nguyên nhân dẫn tới việc học yếu trong lớp:
- Có điều kiện học tốt nhưng ham chơi nên học yếu
- Gia đình khó khăn, thường bỏ học, đến lớp chậm nên học yếu.
- Kiến thức yếu, tiếp thu chậm nên học yếu.
- Bạn chốt vấn đề bằng việc nêu ra ý tưởng giúp đỡ các bạn học yếu.
Chủ đề 4. Làm chủ bản thân
Tải 20 đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng Anh 8 mới
Đề cương ôn tập học kì 1 toán 8
Chủ đề 4. Sống hòa hợp trong gia đình
CHƯƠNG 1. KHÁT QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8