ND chính
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,... Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
Câu 1
TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
Trả lời câu hỏi (trang 78 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
a. Vấn đề nghị luận: hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
b. Luận điểm:
- Hình ảnh mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ mang nhiều tầng ý nghĩa, hình ảnh nào cũng gợi cảm.
- Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước trong cảm xúc của nhà thơ.
- Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng dâng hiến, hòa nhập vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước.
c. Bố cục của văn bản có đầy đủ ba phần, các phần liên kết với nhau một cách chặt chẽ.
d. Người viết đã cảm nhận bài thơ với một thái độ yêu mến, tin tưởng, với tình cảm chân thành đã thể hiện những rung động trước vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Câu 2
LUYỆN TẬP
Trả lời câu hỏi (trang 79 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Những luận điểm khác về bài thơ này:
- Hình ảnh người ra đồng.
- Hình ảnh người ra trận.
- Sự cống hiến một cách khiêm tốn suốt cả cuộc đời, của mọi lứa tuổi cho mùa xuân đất nước.
- Suy ngẫm về sự đi lên của đất nước.
- Giọng điệu thiết tha, trìu mến của bài thơ…
Đề thi vào 10 môn Toán Hải Phòng
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Hóa học 9
Chương 4. Hiđrocacbon. Nhiên liệu
SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 9