ND chính
Bố cục
Bố cục: 3 phần
- Khổ 1: Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về.
- Khổ 2: Cảm nhận về quang cảnh trời đất lúc vào thu.
- Khổ 3: Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu.
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 71 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ hương ổi được phả trong gió se.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 71 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
- Những chuyển biến của không gian lúc sang thu:
+ Hương vị: Mùi ổi chín lan tỏa trong không gian.
+ Hình ảnh:
● Cơn gió se
● Sương thu
● Dòng sông
● Đàn chim bay vội vã
● Từng đám mây lững lờ trôi
● Nắng nhạt hơn và mưa cũng vơi dần hơn.
● Tiếng sấm thưa dần.
- Cách sử dụng từ ngữ: những từ ngữ “phả vào”, “chùng chình”, “dềnh dàng” diễn tả cảm giác, trạng thái, thể hiện sự thay đổi của khung cảnh thiên nhiên một cách tinh tế trong thời điểm giao mùa.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 71 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
- Nét riêng của thời điểm giao mùa hạ - thu được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh và câu thơ:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
=> Đám mây như một chiếc cầu nối liền giữa hai mùa thu và hạ. Hàm chứa trong đó biết bao sự bịn rịn, lưu luyến của cảnh, của tình, đám mây mang đầy tâm trạng của thi nhân.
- Hai dòng thơ cuối bài:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
=> Sấm tượng trưng cho những gì bất thường, dữ dội trong cuộc sống; hàng cây đứng tuổi tượng trưng cho người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, điềm đạm, chín chắn trưởng thành hơn trước những bão tố của cuộc đời.
Luyện tập
Bài 7
PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Đề thi vào 10 môn Văn Tiền Giang
Chương 5. Dẫn xuất của hiđrocacbon. Polime
Đề thi vào 10 môn Toán Nam Định