Cu-ba tươi đẹp
Đọc sách báo viết về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị
Ôn các chữ viết hoa
Nghe - kể Sự tích cây lúa
Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
Nhớ - viết Cu-ba tươi đẹp
Trao đổi Thực hành giao lưu
Một kì quan
Viết thư làm quen
Nhập gia tùy tục
Nghe - viết Hạt mưa
Trao đổi Em đọc sách báo B18
Bác sĩ Y-éc-xanh
Em kể chuyện B18
Người hồi sinh di tích
Viết về một nhân vật trong truyện
Phần I
1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.
2. Đọc và làm bài tập:
Tiếng chim buổi sáng
Sáng ra trời rộng đến đâu
Trời xanh như mới lần đầu biết xanh
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm
Gọi bông lúa chín về thôn
Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà
Tiếng chim cùng bé tưới hoa
Mát trong từng giọt nước hòa tiếng chim
Vòm cây xanh, đố bé tìm
Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung
Mà vườn hoa cũng lạ lùng
Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim.
ĐỊNH HẢI
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1: Chọn ý đúng:
a) Bài thơ có bao nhiêu dòng lặp lại các từ “tiếng chim”?
- 6 dòng.
- 7 dòng.
- 8 dòng.
b) Bằng cách lặp lại liên tục các từ trên, bài thơ diễn tả điều gì?
- Tiếng chim buổi sáng rộn rã khắp nơi.
- Tiếng chim buổi sáng du dương, trầm bổng.
- Tiếng chim buổi sáng vọng đến tận trời xanh.
c) Các hình ảnh về tiếng chim buổi sáng từ dòng thứ 3 đến dòng thứ 8 nói lên điều gì?
- Tiếng chim buổi sáng như ánh nắng.
- Tiếng chim buổi sáng như bầy ong.
- Tiếng chim buổi sáng thật là kì diệu.
d) Câu thơ nào cho thấy tiếng chim buổi sáng như một dàn nhạc có sự tham gia của rất nhiều loài chim?
- “Tiếng chim cùng bé tưới hoa / Mát trong từng giọt nước hòa tiếng chim”.
- “Vòm cây xanh, đố bé tìm / Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung”.
- “Mà vườn hoa cũng lạ lùng / Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim”.
e) Câu thơ nào cho thấy vườn hoa rất yêu thích tiếng chim buổi sáng?
- “Tiếng chim cùng bé tưới hoa / Mát trong từng giọt nước hòa tiếng chim”.
- “Vòm cây xanh, đố bé tìm / Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung”.
- “Mà vườn hoa cũng lạ lùng / Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim”.
Phương pháp giải:
Em đọc bài thơ để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) Bài thơ có bao nhiêu dòng lặp lại các từ “tiếng chim”?
- 8 dòng.
b) Bằng cách lặp lại liên tục các từ trên, bài thơ diễn tả điều gì?
- Tiếng chim buổi sáng rộn rã khắp nơi.
c) Các hình ảnh về tiếng chim buổi sáng từ dòng thứ 3 đến dòng thứ 8 nói lên điều gì?
- Tiếng chim buổi sáng thật là kì diệu.
d) Câu thơ nào cho thấy tiếng chim buổi sáng như một dàn nhạc có sự tham gia của rất nhiều loài chim?
- “Vòm cây xanh, đố bé tìm / Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung”.
e) Câu thơ nào cho thấy vườn hoa rất yêu thích tiếng chim buổi sáng?
- “Mà vườn hoa cũng lạ lùng / Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim”.
Câu 2
Câu 2: Dựa vào gợi ý từ bài thơ trên, em hãy viết:
a) Một câu tả tiếng chim buổi sáng.
b) Một câu diễn tả niềm vui của em khi nghe tiếng chim hót.
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài thơ để đặt câu theo yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
a) Một câu tả tiếng chim buổi sáng: Tiếng chim buổi sáng trong veo đánh thức vạn vật thức dậy.
b) Một câu diễn tả niềm vui của em khi nghe tiếng chim hót: Mỗi sáng thức dậy, em đều rất vui vì có thể nghe tiếng chim hót ngoài sân.
Bài tập cuối tuần 34
Unit 2. That is his ruler.
Fluency Time! 1
Unit 6. Our school
VBT TIẾNG VIỆT 3 TẬP 2 - KẾT NỐI TRI THỨC
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3