Cu-ba tươi đẹp
Đọc sách báo viết về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị
Ôn các chữ viết hoa
Nghe - kể Sự tích cây lúa
Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
Nhớ - viết Cu-ba tươi đẹp
Trao đổi Thực hành giao lưu
Một kì quan
Viết thư làm quen
Nhập gia tùy tục
Nghe - viết Hạt mưa
Trao đổi Em đọc sách báo B18
Bác sĩ Y-éc-xanh
Em kể chuyện B18
Người hồi sinh di tích
Viết về một nhân vật trong truyện
Phần I
Đọc và làm bài tập:
Chõ bánh khúc của dì tôi
Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc.
Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những những bóng đèn pha lê. Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về.
Ngủ một giấc dậy, tôi đã thấy dì mang chõ bánh lên. Vung vừa mở ra, hơi nóng bốc nghi ngút. Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.
Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
Theo NGÔ VĂN PHÚ
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1: Câu nào tóm tắt đầy đủ đặc điểm của cây rau khúc? Chọn ý đúng:
a) Cây rau khúc chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú; lá như mạ bạc.
b) Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng.
c) Sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Câu tóm tắt đầy đủ đặc điểm của cây rau khúc:
a) Cây rau khúc chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú; lá như mạ bạc.
Câu 2
Câu 2: Tác giả tả chiếc bánh khúc như thế nào? Nối đúng:
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Nối: a – 3, b – 1, c – 2.
Câu 3
Câu 3: Đoạn văn tả cây rau khúc có mấy hình ảnh so sánh?
a) 1 hình ảnh. Đó là: ...
b) 2 hình ảnh. Đó là: ...
c) 3 hình ảnh. Đó là: ...
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 2 của bài đọc.
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn tả cây rau khúc có mấy hình ảnh so sánh:
b) 2 hình ảnh. Đó là:
- Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú.
- Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng.
Câu 4
Câu 4: Đoạn văn tả chiếc bánh khúc có mấy hình ảnh so sánh?
a) 1 hình ảnh. Đó là: ...
b) 2 hình ảnh. Đó là: ...
c) 3 hình ảnh. Đó là: ...
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 3 của bài đọc.
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn tả chiếc bánh khúc có mấy hình ảnh so sánh:
b) 2 hình ảnh. Đó là:
- Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa.
- Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.
Câu 5
Câu 5: Từ “quê hương” trong câu cuối bài đọc có tác dụng gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Gắn kỉ niệm của tác giả về chiếc bánh khúc với quê hương.
b) Gắn kỉ niệm của tác giả về chiếc bánh khúc với tuổi thơ.
c) Gắn kỉ niệm của tác giả về chiếc bánh khúc với người dì.
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
c) Gắn kỉ niệm của tác giả về chiếc bánh khúc với người dì.
Chủ đề 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
Bài tập cuối tuần 15
Toán lớp 3 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Học kì 1
Chủ đề 7: Gia đình yêu thương
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3