Cu-ba tươi đẹp
Đọc sách báo viết về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị
Ôn các chữ viết hoa
Nghe - kể Sự tích cây lúa
Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
Nhớ - viết Cu-ba tươi đẹp
Trao đổi Thực hành giao lưu
Một kì quan
Viết thư làm quen
Nhập gia tùy tục
Nghe - viết Hạt mưa
Trao đổi Em đọc sách báo B18
Bác sĩ Y-éc-xanh
Em kể chuyện B18
Người hồi sinh di tích
Viết về một nhân vật trong truyện
Nội dung
Khung cảnh buổi sáng ở bản Mông qua góc nhìn của bạn nhỏ bên ô cửa sổ khi ngồi học bài. |
Phần I
Bài đọc:
Bên ô cửa đá
Buổi sáng em ngồi học Mây rủ nhau vào nhà Ông Mặt Trời khó nhọc Đang leo dốc đằng xa.
Lảnh lót tiếng chim ca Kéo nắng lên rạng rỡ Cả khoảng trời bao la Hiện dần qua ô cửa. | Trong bếp còn đỏ lửa Hương ngô thoảng ra ngoài Rìa đường dăm chú ngựa Đứng nghe em học bài.
Bản Mông em sơ sài Chênh vênh trên núi đá Vẫn có bao điều lạ Từ sách hồng bước ra. HOÀI KHÁNH |
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1: Tìm những hình ảnh trong các khổ thơ 1, 2 miêu tả vẻ đẹp của buổi sáng vùng cao.
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 1, 2.
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh trong các khổ thơ 1, 2 miêu tả vẻ đẹp của buổi sáng vùng cao:
- Mây rủ vào nhà chơi/ Ông Mặt Trời khó nhọc / Đang leo dốc đằng xa.
- Lảnh lót tiếng chim ca / Kéo nắng lên rực rỡ.
Câu 2
Câu 2: Các khổ thơ 3, 4 cho em biết điều gì về cuộc sống của đồng bào Mông?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 3, 4.
Lời giải chi tiết:
Các khổ thơ 3, 4 cho em biết về cuộc sống của đồng bào Mông là: tuy đơn sơ nhưng rất yên bình, thanh tĩnh, không khí trong lành, có hương thơm bếp lửa, có ngựa ăn cỏ bên đường,...
Câu 3
Câu 3: Em hiểu hai dòng thơ cuối như thế nào?
a) Bản Mông sơ sài nhưng vẫn có rất nhiều điều lạ.
b) Trên núi đá chênh vênh có rất nhiều điều lạ.
c) Bạn nhỏ biết thêm nhiều điều mới lạ từ những trang sách.
Phương pháp giải:
Em đọc hai dòng thơ cuối bài.
Lời giải chi tiết:
Em hiểu hai dòng thơ cuối là:
c) Bạn nhỏ biết thêm nhiều điều mới lạ từ những trang sách.
Câu 4
Câu 4: Bài thơ cho thấy tình cảm của bạn nhỏ với quê hương mình như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc bài thơ để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ cho thấy bạn nhỏ rất yêu và tự hào về quê hương mình.
Phần III
Luyện tập:
Câu 1: Dựa vào nội dung bài thơ, em hãy đặt câu nói về cảnh thiên nhiên buổi sáng ở bản Mông:
a) Một câu kể.
b) Một câu cảm.
Phương pháp giải:
Em dựa vào nội dung bài thơ và đặt câu.
Lời giải chi tiết:
a) Một câu kể: Buổi sáng, bạn nhỏ ngồi học bên cửa sổ, thấy thiên nhiên quê mình đẹp như tranh vẽ.
b) Một câu cảm: Buổi sáng, không khí trong lành hòa với tiếng chim ca kéo ánh nắng lên, khung cảnh ấy đẹp biết bao!
Câu 2
Câu 2: Viết tên các dân tộc được nêu ở phần Chia sẻ (trang 45).
Phương pháp giải:
Em nhớ lại phần Chia sẻ (trang 45) để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Người Ba-na, người Chăm, người Dao, người Khmer, người Kinh, người Mông (Hmông).
Chủ đề: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
Bài 7: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng
Review 4
Review 1
Bài tập cuối tuần 10
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Cánh diều Lớp 3
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 3
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3
Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 3
Văn mẫu Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Chân trời sáng tạo Lớp 3
VBT Tiếng Việt - Kết nối tri thức Lớp 3